Danh sách các tổ chức trọng tài thương mại tại Việt Nam mới nhất 2024?

(có 1 đánh giá)

Danh sách các tổ chức trọng tài thương mại tại Việt Nam mới nhất 2024? Trung tâm trọng tài hoạt động có vì mục đích lợi nhuận hay không? Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài được quy định ra sao? Câu hỏi của anh A (Vinh).

Danh sách các tổ chức trọng tài thương mại tại Việt Nam mới nhất 2024?

Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài (Điều 23 Luật Trọng tài thương mại 2010).

Dưới đây là danh sách các tổ chức trọng tài thương mại tại Việt Nam được cập nhật mới nhất năm 2024:

1. Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Valuinco

2. Trung tâm trọng tài thương mại Miền Trung

3. Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt-Trung

4. Trung tâm trọng tài Kinh Tế Việt Nam

5. Trung tâm trọng tài thương mại D2

6. Trung tâm trọng tài thương mại đầu tư Việt Nam

7. Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Chiến Thắng

8. Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế APEC VN

9. Trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khu vực Châu á- Thái Bình Dương

10. Trung tâm trọng tài Cửu Long

11. Trung tâm trọng tài Quốc tế Hà Nội

12. Trung tâm trọng tài thương mại Việt Nam Thịnh Vượng

13. Trung tâm trọng tài thương mại Quốc tế Atlantic

14. Trung tâm trọng tài HTA

15. Trung tâm trọng tài Mê Kông

16. Văn phòng đại diện của Ủy ban trọng tài thương mại Hàn Quốc

17. Trung tâm trọng tài quốc tế Bình Dương

18. Trung tâm trọng tài quốc tế MIAC

19. Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bà Rịa-Vũng Tàu

20. Trung tâm trọng tài thương mại Miền Nam

21. Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam

22. Trung tâm trọng tài thương mại Thủ đô

23. Trung tâm trọng tài thương mại Gia Định

24. Trung tâm trọng tài tài chính Việt

25. Trung tâm trọng tài thương mại Đông Nam Á

26. Trung tâm trọng tài thương mại Thịnh trí

27. Trung tâm trọng tài thương nhân Việt Nam

28. Trung tâm trọng tài thương mại Cao Nguyên

29. Trung tâm trọng tài thương mại Phía Nam

30. Trung tâm trọng tài thương mại Hà Thành

31. Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ

32. Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương

33. Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính Ngân hàng Việt Nam

34. Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính

35. Trung tâm trọng tài Thương mại Đông Dương

36. Trung tâm trọng tài thương mại Toàn Cầu

37. Trung tâm trọng tài thương mại Nam Việt

38. Trung tâm trọng tài thương mại Sài Gòn

39. Trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam

40. Trung tâm trọng tài thương mại Liên Minh

41. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

42. Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu

43. Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

...

Danh sách các tổ chức trọng tài thương mại tại Việt Nam mới nhất 2024?

Danh sách các tổ chức trọng tài thương mại tại Việt Nam mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Trung tâm trọng tài hoạt động có vì mục đích lợi nhuận hay không?

Theo Điều 27 Luật Trọng tài thương mại 2010 có đề cập về tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài như sau:

Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài

1. Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2. Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

3. Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

4. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định.

Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.

5. Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.

Theo quy định này thì Trung tâm trọng tài thương mại là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, đồng thời hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Trung tâm trọng tài có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định?

Trung tâm trọng tài có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 28 Luật Trọng tài thương mại 2010, gồm:

(1) Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật này.

(2) Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.

(3) Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.

(4) Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này.

(5) Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.

(6) Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp.

(7) Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.

(8) Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.

(9) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.

(10) Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.

(11) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.238 
Việc làm mới nhất