Mức xử phạt tối đa liên quan tới kinh doanh đa cấp là 200 triệu đồng
Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được Chính phủ ban hành ngày 26/8/2020.
Theo đó, hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt đông kinh doanh đa cấp bất chính sẽ bị xử phạt lên tới 200 triệu đồng.
Cụ thể một số hành vi với mức phạt tương ứng đáng chý ý như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi:
- Thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên;
- Không xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp;
- Tham gia bán hàng đa cấp khi không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định;
- Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động, lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
- Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
- Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Đặc biệt, tại Khoản 9 Điều 73 của Nghị định, với các hành vi vi phạm tương ứng, mức xử phạt sẽ từ 80 – 100 triệu đồng. Với một số hành vi như sau:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
…
Đặc biệt, theo quy định tại Khoản 10 Điều 73 của Nghị định này thì mức xử phạt sẽ gấp đôi nếu như các hành vi vi phạm rơi vào Khoản 5, 8, 9 Điều này và hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Như vậy, mức xử phạt tối đa liên quan tới hoạt động kinh doanh đa cấp là 200 triệu đồng.
-
Mẫu Nghị quyết Hội nghị người lao động mới nhất 2024
Cập nhật 7 tháng trước -
Sửa đổi quy định về Báo cáo tình hình sử dụng lao động từ 25/3/2024
Cập nhật 7 tháng trước -
Quy định về số ngày nghỉ việc riêng để kết hôn của người lao động?
Cập nhật 7 tháng trước -
Người lao động tham gia tập làm nghề theo vị trí tối đa bao nhiêu tháng theo quy định?
Cập nhật 1 năm trước -
Bán chui cổ phiếu bị xử lý thế nào?
Cập nhật 3 năm trước -
13 lỗi bị xử phạt hành chính liên quan đến sử dụng CMND/CCCD từ năm 2022
Cập nhật 2 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 13 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước