Những khoản chi phí có thể phải bồi thường khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là việc chấm dứt HĐLĐ một phía từ NLĐ nguyên nhân xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Có nhiều NLĐ quan tâm đến việc nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì những loại chi phí nào phải bồi thường? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.
Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực 01/01/2021 quy định NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho cho NSDLĐ.
Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
Tại khoản 2 điều 35 BLLĐ 2019 cũng quy định thêm NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước nếu thuộc một trong số các trường hợp mà luật quy định.
Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật dĩ nhiên không phát sinh bất kỳ chi phí bồi thường nào.
Các khoản chi phí phải bồi thường chỉ xảy ra khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Theo quy định tại điều 39 BLLĐ 2019 thì đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là: “Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.”
Như vậy, nếu tự ý đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không thuộc các trường hợp tại điều 35, 36, 37 mà BLLĐ 2019 quy định thì được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Điều 40 BLLĐ 2019 quy định các khoản chi phí mà NLĐ phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cụ thể như sau:
Bồi thường cho NLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.
Hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo bao gồm:
+ Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành.
+ Các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
+ Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Ngoài ra, NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cũng không được nhận trợ cấp thôi việc.
Nắm rõ được các quy định này NLĐ sẽ hiểu hơn về các trường hợp có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng như là tránh đơn phương chấm dứt HLLĐ trái pháp luật làm phát sinh chi phí bồi thường không đáng có.
-
Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng làm những việc gì?
Cập nhật 4 ngày trước -
Công việc của Công chứng viên là gì? Có thể làm việc ở đâu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Cập nhật 6 ngày trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Đặc điểm sinh viên Luật
Cập nhật 6 ngày trước -
Tập sự trợ giúp pháp lý và những điều cần biết
Cập nhật 4 ngày trước
-
Điểm chuẩn ngành Luật của các trường đại học năm 2022 là bao nhiêu?
Cập nhật 10 giờ trước -
Lương gross và lương net là gì? Chuyển lương gross sang net ra sao?
Cập nhật 13 ngày trước -
Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 13 ngày trước -
Điều kiện để Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước?
Cập nhật 13 ngày trước -
Điểm chuẩn ngành luật 2022 của các trường đại học (Cập nhật liên tục, đầy đủ nhất)
Cập nhật 20 ngày trước -
Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?
Cập nhật 17 ngày trước