Những quy định mới về thưởng và vấn đề tạm ứng tiền lương trong Bộ Luật lao động 2019
Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực 01/01/2021 đã có những điểm mới nhất định trong đó đề cao quyền lợi của người lao động. Một trong những điểm mới mà người lao động đặc biệt quan tâm đó là lương, thưởng.
Tiền thưởng cho người lao động có thể không phải bằng tiền
Tại khoản 1 điều 103 quy định về lương thưởng ở luật hiện hành nêu rõ:
“Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.”
Tuy nhiên tại khoản 1 điều 4 Bộ luật lao động 2019 thay thế quy định về thưởng có phần rộng hơn, cụ thể:
“Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.”
Như vậy có nghĩa là quy định về thưởng không còn giới hạn chỉ bằng tiền mà có thể bằng hiện kim hiện vật như là “tài sản hoặc bằng các hình thức khác.” Việc quy định mở rộng bổ sung được xem là đúng đắn khi xã hội ngày càng phát triển và mọi thứ không nhất thiết phải được quy đổi bằng tiền.
Bổ sung thêm trường hợp người lao động tạm ứng tiền lương
Tại điều 100 Bộ luật lao động hiện hành quy định về vấn đề tạm ứng tiền lương cụ thể như sau:
“Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.”
Có nghĩa là người lao động chỉ được tạm ứng tiền lương nếu thuộc 02 trường hợp nêu trên.
Tuy nhiên theo tại Bộ luật lao động 2019 đã có những thay đổi nhất định và quy định thêm 01 trường hợp người lao động được quyền tạm ứng tiền lương nâng tổng số các trường hợp lên thành 03 cụ thể:
“Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.”
Tại điều này cũng khẳng định việc tạm ứng tiền lương là quyền của người lao động bằng cách nhấn mạnh tại khoản 1 “Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.”
Ngoài ra cũng bổ sung thêm trường hợp không được tạm ứng tiền lương nếu “Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.”
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 1 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 8 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 9 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước