Những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm trong CV ứng viên

(có 1 đánh giá)

Hiện nay, những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm trong CV ứng viên khi đi xin việc bao gồm những gì? – Trường An (TPHCM)

Những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm trong CV ứng viên

Những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm trong CV ứng viên (Hình từ internet)

Những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm trong CV ứng viên

Hiện nay, trong hồ sơ xin việc của ứng viên sẽ thường xuất hiện CV.

CV xin việc là hồ sơ năng lực, thể hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực cũng như quá trình làm việc, hoạt động của ứng viên, ngoài ra còn là nơi ứng viên thể hiện nguyện vọng, sở thích,…

Theo đó, những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm trong CV của ứng viên sẽ bao gồm:

Đầu tiền là về trình độ học vấn

Nhà tuyển dụng sẽ mong muốn xem trình độ học vấn của ứng viên có thực sự phù hợp với yêu cầu vị trí công việc hay không.

Vì vậy, hãy lựa chọn và liệt kê những thông tin bao gồm: trường lớp Đại học, chuyên ngành, thời điểm nhập học và ra trường, điểm trung bình GPA cho toàn khóa học, điểm các chuyên ngành chính có liên quan tới vị trí ứng tuyển, thành tích khi tham gia nghiên cứu khoa học, đề án, khóa học thêm về kỹ năng, nghiệp vụ thì hãy thêm vào CV để tăng sự ấn tượng.

Tiếp theo là các chứng chỉ và giải thưởng.

Không ai bắt buộc nhưng nếu CV ghi rõ các chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, TOEIC, hay chứng chỉ tin học văn phòng,… cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên hơn là nếu bạn không ghi gì ở mục này.

Phần tiếp theo cần lưu ý là về kinh nghiệm làm việc.

Đây là một đầu mục không thể thiếu trong CV xin việc.

Hiện nay, hầu hết nhà tuyển dụng đều quan tâm đến phần kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Lưu ý chỉ nên đưa những kinh nghiệm cùng ngành nghề hoặc có liên quan tới vị trí ứng tuyển, tránh ôm đồm, liệt kê nhiều thứ sẽ khiến CV xin việc của bạn dài dòng, không được đánh giá cao.

Đối với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp thường sẽ ít kinh nghiệm việc làm. Tuy nhiên tại mục này, có thể liệt kê những hoạt đông tình nguyện, cộng đồng đã từng tham gia, công việc part time như phát tờ rơi, giao hàng, nhân việc phục vụ,…

Các trình bày nên liệt kê từ công việc gần nhất đến công việc xa nhất, mỗi công việc chỉ nên để những kỹ năng liên quan đến vị trí, lĩnh vực đang ứng tuyển, tránh dài dòng và liệt kê quá nhiều hoạt động không liên quan.

Tránh nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn với tấm bằng đại học của bạn. Bởi ngay cả người tốt nghiệp xuất sắc hay trung bình thì đều có tấm bằng này. Nhà tuyển dụng có thể sẽ không đánh giá cao bằng cấp mà sẽ chú ý hơn vào trình độ chuyên môn của ứng viên.

Tiếp theo là phần mục tiêu nghề nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp chính là những đích đến lớn mang tính quyết định và ảnh hưởng rất nhiều tới sự nghiệp của bạn trong tương lai, cùng với nó là lộ trình, hướng đi để bạn thực hiện được mục tiêu của mình.

Chính vì vậy, ở phần này, bạn nên trình bày những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phù hợp với mục tiêu chung của công ty, đưa ra điều mà bạn thấy sẽ giúp ích cho công ty trong tương lai.

Bất cứ một nhà tuyển dụng nào họ cũng quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn vì họ cần biết rằng bạn sẽ mang đến cho công ty điều gì sau khi vào làm. Trong phần này, bạn nên trình bày ngắn gọn, xúc tích, đi thẳng vào vấn đề và thể hiện bạn là người có tiềm năng, hoài bão và có chí tiến thủ.

Các kỹ năng liên quan: Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay là người đã đi làm lâu năm, thì khi trong CV sẽ không thể bỏ qua những kỹ năng nổi bật nhằm thu hút sự ý của nhà tuyển dụng đối với hồ sơ xin việc của mình.

Đó có thể là những kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đã được học tập tại nhà trường, rèn luyện trong công việc và những kỹ năng mềm khác. Bạn nên chọn lọc chi tiết có ảnh hưởng tới vị trí công việc đang hướng tới.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn có thể quan tâm đến những thông tin nổi bật về bản thân ứng viên, những hoạt động ngoại khóa đã tham gia. Thậm chí với một CV có đầu tư, hình thức đẹp cũng là cách để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

(có 1 đánh giá)
Theo Dương Châu Thanh
2.881