Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính
Xin cho tôi hỏi Vụ pháp chế thuộc Bộ Tài chính có chức năng và nhiệm vụ gì? - Hải Sơn (Hà Tĩnh)
Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính (Hình từ internet)
1. Chức năng của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính
Theo Điều 1 Quyết định 2168/QĐ-BTC năm 2017 quy định Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về nhiệm vụ của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 2168/QĐ-BTC thì Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính gồm những nhiệm vụ sau:
- Về lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng, tham gia văn bản quy phạm pháp luật:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ lập đề nghị chương trình xây dựng luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hàng năm và dài hạn; lập dự kiến chương trình xây dựng Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; lập dự kiến chương trình xây dựng Thông tư, Thông tư liên tịch do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo; tổ chức thực hiện và theo dõi, đôn đốc các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ triển khai thực hiện chương trình xây dựng pháp luật sau khi được các cấp có thẩm quyền thông qua;
+ Chủ trì tổ chức thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật;
+ Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các đề án về cơ chế, chính sách tài chính, các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ;
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tham gia ý kiến đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các đề án cơ chế, chính sách do các Bộ, ngành hoặc địa phương gửi đến xin ý kiến theo phân công của Bộ;
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc cho ý kiến về nguồn lực tài chính đối với các đề nghị xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành khác chủ trì gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính.
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản Quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Bộ Tài chính (qua Vụ tổ chức cán bộ) thành lập Ban soạn thảo đối với các dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ (trong trường hợp cần thiết).
+ Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì lập đề nghị xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật trong việc tham gia với Bộ Tư pháp trong quá trình thẩm định về đề nghị xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật;
+ Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật trong việc tổng kết đánh giá thi hành pháp luật; xây dựng chính sách và đánh giá tác động chính sách; lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật;
+ Tham gia hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ được giao trong việc soạn thảo các đề án về cơ chế, chính sách tài chính, các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo;
- Về thẩm định, cấp ý kiến pháp lý văn bản quy phạm pháp luật:
+ Thẩm định, cấp ý kiến pháp lý cho các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc Bộ soạn thảo theo phân công của Bộ trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc trình cấp có thẩm quyền ký ban hành;
+ Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ chuẩn bị hồ sơ về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để đề nghị tổ chức, cơ quan góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội;
+ Phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.
- Về công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính và hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; lập danh mục các văn bản còn hiệu lực, hết hiệu lực thi hành, bị bãi bỏ, hủy bỏ hoặc thay thế bởi văn bản khác; danh mục văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới trình Bộ công bố theo quy định pháp luật;
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
- Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật và kiểm tra văn bản của các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Thực hiện kiểm tra các văn bản do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ ký ban hành;
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành; thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành về những nội dung liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước do Bộ Tài chính quản lý;
+ Tổng hợp trình Bộ danh mục văn bản pháp luật để tổ chức việc theo dõi, đánh giá thi hành; kiểm tra thực hiện và tổ chức thực hiện danh mục được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện tổng kết thực tiễn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật tài chính;
+ Tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi đánh giá thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kết quả kiểm tra thực hiện và kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
+ Làm đầu mối triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tài chính; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm sau khi được Bộ phê duyệt; tổng hợp trình Bộ báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định; giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính triển khai các hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tài chính.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính;
+ Thực hiện cung cấp thông tin pháp luật về tài chính cho các đối tượng có liên quan; biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức và quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật tài chính.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong công tác cung cấp thông tin pháp luật tài chính; tổ chức biên tập và đăng tải đầy đủ, kịp thời thông tin các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trên trang thông tin pháp luật tài chính thuộc cổng thông tin điện tử của Bộ.
+ Chủ trì rà soát, hệ thống hóa và đăng tải kịp thời, đầy đủ các văn bản QPPL do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
- Về công tác bồi thường nhà nước:
Là đầu mối tổng hợp, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
- Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật;
+ Tham gia xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ, trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành tài chính, trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện chương trình sau khi đã được phê duyệt.
- Về công tác pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tài chính và công tác tham mưu các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng liên quan đến lĩnh vực tài chính:
+ Tham gia với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng dự kiến chương trình, kế hoạch; giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính các vấn đề pháp lý trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương, các thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính;
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; kiểm tra việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ ký; kiểm tra theo thẩm quyền các điều ước, thỏa thuận quốc tế do Bộ, ngành địa phương ký có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính;
+ Tham gia ý kiến về mặt pháp lý trong việc xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ có nội dung liên quan đến pháp luật quốc tế; tham mưu các vấn đề pháp lý khi giải quyết các tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực tài chính; đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả các tranh chấp quốc tế;
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính về pháp lý khi tham gia tố tụng đối với các vấn đề liên quan đến Bộ Tài chính; tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật.
- Về các nhiệm vụ khác:
+ Hướng dẫn, kiểm tra, tham gia đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế, bộ phận, người được giao làm công tác pháp chế tại các đơn vị thuộc Bộ; tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục thuộc Bộ; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; doanh nghiệp nhà nước mà Bộ là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Đề xuất và tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật theo phân công của Bộ;
+ Là đầu mối tổng hợp, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài chính;
+ Chủ trì phân công, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Cơ quan cảnh sát điều tra, Thanh tra Bộ Tài chính liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách tài chính;
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai nhiệm vụ giám định tài chính, gồm:
++ Hướng dẫn thực hiện pháp luật về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính.
++ Chủ trì soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo văn bản QPPL, các dự án đề án về giám định tư pháp theo phân công.
++ Xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện công tác giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với Vụ Thi đua khen thưởng và các đơn vị thuộc Bộ đề xuất với Bộ trưởng Bộ Tài chính khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế;
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành tài chính theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
Tags:
Vụ Pháp chế nhiệm vụ của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính Chức năng của Vụ Pháp chế nhiệm vụ của Vụ Pháp chế-
Công đoàn là gì? Người lao động có nên gia nhập công đoàn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cập nhật các bí quyết viết email xin tài trợ mới nhất
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng 10 công chức tại Đà Nẵng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước
-
Hướng dẫn rút hồ sơ đại học để chuyển trường khác và mẫu đơn rút học bạ
Cập nhật 8 giờ trước -
Năm 2024: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng 10 công chức tại Đà Nẵng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu?Thực tập sinh có được trả lương không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Công đoàn hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão Yagi không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước