05 Bước để trở thành một chuyên viên đào tạo chuyên nghiệp
(có 2 đánh giá)
Chuyên viên đào tạo là nhân lực thuộc phòng đào tạo, những người ở vị trí này chuyên tổ chức, thực hiện các chương trình định hướng, đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp. Trách nhiệm của họ là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Đây là vị trí việc làm vô cùng hấp dẫn mà nhiều bạn sinh viên mong muốn chinh phục. Dưới đây là 05 bước giúp bạn trở thành một Chuyên viên đào tạo chuyên nghiệp.
Bước 1: Lấy được bằng cử nhân của chương trình đào tạo Đại học
- Những ngành học có thể đảm nhận vị trí Chuyên viên đào tạo phải kể đế như là: quản lý nhân sự, tâm lý học, giáo dục, kinh doanh , quản trị doanh nghiêp hoặc một lĩnh vực liên quan.
- Năng lực ngoại ngữ có thể là một tài sản quý báu, chìa khóa vạn năng mở ra nhiều cơ hội cho vị trí Chuyên viên đào tạo. Vì vậy, bạn cũng có thể theo học chuyên ngành đào tạo ngoại ngữ và tìm kiếm cơ hội ở mảng phát triển đào tạo công ty khi có thêm các chứng chỉ khác. Tấm bằng cử nhân ngoại ngữ sẽ giá trị rất nhiều nếu bạn làm trong công ty quốc tế.
- Ngoài ra, kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng mà Chuyên viên đào tạo cần có. Theo học các lớp kỹ năng để trau dồi kinh nghiệm chứng minh giá trị bản thân phục vụ cho công việc của mình lúc này là điều nên làm.
Bước 2: Kinh nghiệm sư phạm hoặc làm trong các tổ chức phát triển con người
- Doanh nghiệp tuyển vị trí Chuyên viên đào tạo hầu hết đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm. Vì vậy nếu ngay từ khi còn học đại học bạn đã có định hướng cụ thể thì nên tham gia thực tập tại các phòng nhân sự bộ phận nhân viên đào tạo để lấy kinh nghiệm. Từ đó cơ hội trở thành nhân viên chính thức sẽ rộng mở hơn cũng như là tự tạo ra các cơ hội làm việc liên quan đến nhân viên đào tạo trong tương lai.
- Ngoài ra, một số chuyên viên đào tạo thường có sự nghiệp dạy học trước khi họ làm công việc này. Công việc quản lý và điều hành, dạy học miễn phí trong các tổ chức nhân đạo về giáo dục, phát triển con người mà bạn tham gia khi còn là sinh viên cũng có thể là kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp của bạn.
Bước 3: Ứng tuyển vào các vị trí phòng nhân sự
- Các vị trí nhân sự cấp mới có thể mở ra cơ hội nghề nghiệp trong đào tạo nhân viên cho bạn sau này. Hầu hết các nhà tuyển dụng thích việc tạo điều kiện hoặc lựa chọn cho nhân viên trong phòng nhân sự để đào tạo bạn thành các chuyên gia học tập và phát triển nhân viên công ty.
- Những người thăng tiến trong vị trí chuyên viên đào tạo thường thể hiện các kỹ năng giao tiếp hoàn hảo và năng khiếu giảng dạy hiệu quả. Khả năng thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh và có mối quan hệ tốt với các phòng ban khác cũng là cần thiết để thành công. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, kiến thức và kỹ thuật sẽ là cái chuyên viên cần tiếp thu để truyền đạt lại cho nhân viên. Vì vậy, các lãnh đạo công ty cũng sẽ cần một chuyên viên linh hoạt, năng động và nắm bắt nhanh chóng.
Bước 4: Đầu tư cho các khóa học chứng chỉ đào tạo
- Người làm nghề đào tạo cần có khả năng tư duy, khả năng suy luận, khả năng tìm kiếm thông tin, phân tích thông tin, biết cân nhắc đánh giá để dùng thông tin đưa vào bài giảng, biết thông tin nào là đúng sai, thông tin nào là mỹ từ sáo rỗng, thông tin nào ứng dụng được hoặc không ứng dụng được. Việc đầu tư học thêm kỹ năng, các khóa học sẽ giúp ích cho công việc rất nhiều vì các khóa học đào tạo sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng quan trọng để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực đào tạo.
- Trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng thích tuyển dụng các ứng viên có thêm các chứng chỉ, hay thậm chí là vài vị trí sẽ yêu cầu chứng chỉ để làm việc. Các chứng chỉ nổi bật hiện nay là chứng chỉ chuyên viên phát triển và đào tạo nhân sự, chứng chỉ nhân sự quốc tế SHRM, chứng chỉ PHR,....
Bước 5: Làm việc ở vị trí cao hơn
- Nhiều người yêu thích công việc chuyên viên đào tạo và đi theo con đường chuyên nghiệp cần bằng cấp cao hơn như bằng thạc sĩ, và họ phải có được kinh nghiệm làm việc trong phòng nhân sự hoặc vai trò quản lý chuyên môn khác trước đó.
- Bằng thạc sĩ, nhất là thạc sĩ quản trị kinh doanh, có thể cần thiết để bạn chuyển lên vị trí quản lý trong một số tổ chức. Những vị trí cấp cao này thường có nhiều trách nhiệm hơn, chẳng hạn như giám sát các chuyên viên đào tạo khác nhưng cũng cho mức lương cao hơn
(có 2 đánh giá)
Click vào
đây
để xem danh sách
Việc làm Chuyên viên đào tạo
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Việc làm Chuyên viên đào tạo
Click vào
đây
để xem danh sách
Việc làm Chuyên viên đào tạo
hoặc nhận thông báo thường xuyên về
Việc làm Chuyên viên đào tạo
Bài viết nổi bật
Bài viết mới
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 24 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 24 ngày trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 24 ngày trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 26 ngày trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 26 ngày trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 28 ngày trước