Bộ phận Pháp chế thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có cơ cấu tổ chức thế nào?

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi: Với Bộ phận Pháp chế trong Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thì có những ban nào? Cơ cấu tổ chức của các ban và nhiệm vụ được quy định ra sao? câu hỏi của anh Trung Kiên đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ phận Pháp chế thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có cơ cấu tổ chức thế nào?

Tại Điều 60 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:

Bộ phận Pháp chế

1. Bộ phận Pháp chế gồm: Ban Kỷ luật, Ban Giải quyết khiếu nại và Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB.

2. Thành viên của Bộ phận Pháp chế không được đồng thời đảm nhiệm vị trí ở bất kỳ bộ phận nào khác thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tại cùng thời điểm.

Theo đó, Bộ phận Pháp chế thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bao gồm 03 ban, cụ thể gồm:

(1) Ban Kỷ luật;

(2) Ban Giải quyết khiếu nại;

(3) Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB.

Bộ phận Pháp chế thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có cơ cấu tổ chức thế nào?

Bộ phận Pháp chế thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có cơ cấu tổ chức thế nào? (Hình từ Internet)

Ban Kỷ luật thuộc Bộ phận Pháp chế trong Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thực hiện chức năng gì?

Căn cứ Điều 61 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:

Ban Kỷ luật

1. Ban Kỷ luật thực hiện chức năng xem xét và quyết định kỷ luật về bóng đá theo thẩm quyền.

Các thành viên của Ban Kỷ luật do BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bổ nhiệm gồm: 01 (một) Trưởng Ban, tối đa 02 phó Trưởng Ban và 02 (hai) ủy viên. Ban Kỷ luật có ít nhất 01 (một) thành viên có bằng cử nhân luật.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Kỷ luật được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kỷ luật và Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Tất cả các thành viên của Ban Kỷ luật nếu liên quan đến vụ việc thì không được tham gia vào tiến trình giải quyết vụ việc đó.

3. Quyết định của Ban Kỷ luật được thông qua khi có ít nhất 03 (ba) thành viên tham dự hoặc do Trưởng ban tự quyết định.

4. Ban Kỷ luật hoạt động độc lập, tuân theo Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỷ luật và các quy định khác có liên quan khi xem xét kỷ luật đối với Ủy viên BCH vi phạm về đạo đức, thành viên, quan chức, cán bộ, CLB, cầu thủ, đơn vị tổ chức giải đấu, trận đấu và đơn vị trung gian.

5. Các hình thức kỷ luật bãi nhiệm chức danh do Đại hội bầu, đình chỉ và khai trừ thành viên thuộc thẩm quyền của Đại hội.

Theo đó, Ban Kỷ luật thực hiện chức năng xem xét và quyết định kỷ luật về bóng đá theo thẩm quyền.

Cũng theo quy định này, chức năng, nhiệm vụ của Ban Kỷ luật sẽ được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kỷ luật và Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Tất cả các thành viên của Ban Kỷ luật nếu liên quan đến vụ việc thì không được tham gia vào tiến trình giải quyết vụ việc đó.

Thành viên của Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận Pháp chế gồm những ai?

Theo Điều 62 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:

Ban Giải quyết khiếu nại

1. Ban Giải quyết khiếu nại thực hiện chức năng xem xét, giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết tranh chấp về bóng đá, quyết định liên quan đến bầu cử của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Các thành viên của Ban Giải quyết khiếu nại do BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bổ nhiệm gồm: 01 (một) Trưởng Ban, 01 (một) phó Trưởng Ban và 03 (ba) ủy viên. Ban Giải quyết khiếu nại có ít nhất 01 (một) thành viên có bằng cử nhân luật.

2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban Giải quyết khiếu nại được quy định trong Quy chế hoạt động của Ban Giải quyết khiếu nại và Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Quyết định của Ban được thông qua khi có ít nhất 03 (ba) thành viên tham dự hoặc Trưởng ban tự quyết định.

3. Ban Giải quyết khiếu nại hoạt động độc lập, tuân theo Điều lệ này, Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Quy chế hoạt động của Ban Giải quyết khiếu nại và các quy định khác có liên quan khi xem xét giải quyết khiếu nại.

Chiếu theo quy định này thì Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận Pháp chế gồm: 01 (một) Trưởng Ban, 01 (một) phó Trưởng Ban và 03 (ba) ủy viên. Ban Giải quyết khiếu nại có ít nhất 01 (một) thành viên có bằng cử nhân luật.

Nguyên tắc hoạt động của Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB thuộc Bộ phận Pháp chế được quy định ra sao?

Tại Điều 63 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:

Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB

1. Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB thực hiện chức năng xem xét, giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Cấp phép CLB.

2. Các thành viên Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB do BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bổ nhiệm gồm: 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 02 (hai) ủy viên. Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB phải có ít nhất 01 thành viên có bằng cử nhân luật và/hoặc 01 thành viên có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán.

3. Ban Giải quyết khiếu nại Cấp phép CLB hoạt động theo Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Quy chế cấp phép CLB do BCH ban hành.

Như vậy, Ban Giải quyết khiếu nại Cấp phép CLB hoạt động theo Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Quy chế cấp phép CLB do Ban chấp hành ban hành

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.383 
Việc làm mới nhất