Để trở thành công chức cấp xã đạt những tiêu chuẩn nào? Trường hợp nào công chức cấp xã không cần bằng đại học?
Đối với chức danh công chức cấp xã hiện nay thì cá nhân cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nào? Trường hợp nào mà không yêu cầu bằng đại học đối với công chức cấp xã không? (Thị Nhi - Quảng Trị)
Để trở thành công chức cấp xã thì cá nhân cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chung nào?
Theo Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP thì một số tiêu chuẩn chung đối với công chức cấp xã thuộc Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội hiện nay như sau:
(1) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
(2) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
(3) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
(4) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài những tiêu chuẩn vừa nêu trên thì còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Để trở thành công chức cấp xã cần đạt những điều kiện nào? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh công chức cấp xã được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV (sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV) quy định về tiêu chuẩn cụ thể đổi với chức danh công chức cấp xã như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể
1. Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
d) Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Từ quy định trên, thì đối với chức danh công chức cấp xã, cá nhân cần đạt được một số tiêu chuẩn cụ thể như:
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin.
Trường hợp nào công chức cấp xã không cần phải có bằng đại học?
Đối với từng chức danh công chức cấp xã khác nhau thì yêu cầu về trình độ chuyên môn (bằng đại học) sẽ khác nhau, một số trường hợp chỉ yêu cầu bằng trung cấp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã.
Ví dụ, đối với chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã quy định tại Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Công chức làm công tác hộ tịch
1. Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
...
Theo đó, đối với chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thì yêu cầu về chuyên môn chỉ từ bằng trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; không yêu cầu phải có bằng đại học.
-
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất 2024?
Cập nhật 16 giờ trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 100 công chức năm 2024
Cập nhật 1 ngày trước -
TPHCM tuyển dụng 19 công chức, viên chức theo Nghị định 140
Cập nhật 1 ngày trước -
Khối C gồm những ngành nào? Khối C gồm môn học nào? Khối C làm nghề gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng là gì? Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên pháp chế ngân hàng
Cập nhật 1 ngày trước -
Inc là gì? Sự khác nhau giữa Corp và Inc
Cập nhật 1 ngày trước -
Khám phá cách viết email xin thực tập cho sinh viên chi tiết nhất
Cập nhật 1 ngày trước
-
Tặng bánh trung thu cho nhân viên có tính thuế TNCN không?
Cập nhật 11 giờ trước -
Tốt nghiệp Cử nhân Luật có làm điều tra viên hình sự được không?
Cập nhật 17 giờ trước -
Cử nhân Luật vừa ra trường có được làm hòa giải viên thương mại không?
Cập nhật 16 giờ trước -
Sinh hoạt công dân đầu khóa trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Cập nhật 1 ngày trước -
Học thạc sĩ Luật có quan trọng không? Điều kiện học thạc sĩ Luật năm 2024 là gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Những trường Đại học có xét tuyển khối C năm 2024?
Cập nhật 2 ngày trước