Học Luật là phải nói nhiều?
Ngành Luật là một trong những ngành nghề mà bị người đời định kiến sai lầm nhiều nhất ví dụ như học luật phải làm Luật sư, phải làm thầy cãi hay ví như mọi người đều mặc định người học luật thường nói rất nhiều. Điều này liệu có thật sự đúng?
Xuất phát từ quan điểm sai lầm cho rằng học luật chắc chắn ra làm Luật sư mà hình ảnh Luật sư được mô tả trên sách báo phim ảnh thường là tranh tụng trước tòa nói rất nhiều điều để bảo vệ thân chủ của mình nên mọi người đều cho rằng người học luật phải nói nhiều và ngược lại người nói nhiều thì thường hợp với học luật. Tuy nhiên đây thật sự chỉ là một góc nhìn phiến diện về ngành luật mà thôi.
Khái niệm của nói nhiều quả thật không phù hợp để miêu tả người học luật. Vì nói nhiều bao hàm luôn việc tám chuyện, thể hiện mình. Có nhiều người nói nhiều mà chỉ biết nói về câu chuyện của mình không muốn lắng nghe người khác hay có những lời nói mất lịch sự không kiểm soát làm đối phương không hài lòng. Nhưng người học luật không như vậy, sinh viên Luật thường sẽ nói chuyện theo hướng bày tỏ quan điểm nói lên ý kiến của bản thân những gì mình nghĩ những gì mình biết được trong suốt quá trình học được mang tính xây dựng đóng góp thì không thể dùng khái niệm nói nhiều để diễn tả về dân học luật được.
Hầu hết các công việc liên quan đến ngành Luật đều phải thể hiện góc nhìn của bản thân dựa vào căn cứ pháp lý và thể hiện quan điểm đó bằng lời nói như: Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Tư vấn pháp lý,… Tuy nhiên việc nói nhiều đơn giản chỉ là một lợi thế vì cái quan trọng nhất của ngành nghề này không phải là nói nhiều mà là nói đúng và nói đủ.
Sinh viên Luật không phải ai cũng nói nhiều. Nếu được thay đổi thì mình nghĩ cụm từ “Chuyên gia nói” để diễn tả người học luật sẽ hợp lý hơn là cụm từ nói nhiều. Học luật bạn sẽ được rèn luyện tư duy, logic từ đó áp dụng làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội pháp lý xung quanh mình.
Vậy nên việc bạn trao đổi các vấn đề đó với bạn bè, đồng nghiệp hay thậm chí là tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp không phụ thuộc vào sự nói nhiều hay ví dụ thực tế hơn là trên các phiên tòa tranh tụng không phải Luật sư nào nói nhiều hơn là bên đó thắng mà nó phụ thuộc vào điều bạn nói là gì, nói ở đâu nói khi nào. Hay có thể hiểu đơn giản rằng: học luật không phải là học nói nhiều lên mà phải học nói cô đọng nhưng vẫn đủ, vẫn đúng, vẫn trúng.
Đã học luật thì không nhất thiết phải nói nhiều nhưng không được ngại nói đặc biệt là tập thói quen nói chuyện trước đám đông. Hãy luyện tập khả năng nói, khả năng suy nghĩ và kiểm soát lời nói của mình. Thầy giáo mình thường bảo rằng bây giờ học được quyền nói sai chứ ra hành nghề mọi lời nói của các em đều có sức nặng đồng tiền trên đó nên đừng ngại nói hãy nói dù là đúng hay sai đừng “giấu dốt” đừng sợ sai, sợ quê vì mỗi lần nói là mỗi lần bản thân mạnh dạn hơn, cởi mở hơn cũng như là hoàn thiện kỹ năng rất nhiều.
Tóm lại, những định kiến hay quan điểm thì không thể phá bỏ ngày một ngày hay được nên dân học luật cũng đừng xem nặng những lời nói đó làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc của mình. Dù nói ít, nói nhiều miễn là bạn quyết tâm theo học sống và cống hiến với nghề thì bạn sẽ thành công.
-
Muốn làm Luật sư thì phải học giỏi môn gì?
Cập nhật 5 tháng trước -
Học luật cần giỏi môn gì ở cấp 3? Điều kiện để trở thành luật sư
Cập nhật 8 tháng trước -
Học Luật có dễ xin việc không?
Cập nhật 9 tháng trước -
Sinh viên học chuyên ngành luật dân sự ra trường làm gì?
Cập nhật 1 năm trước -
Có nên học luật không?
Cập nhật 1 năm trước -
Ngành Luật là gì? Khó khăn khi học luật và cơ hội nghề nghiệp
Cập nhật 1 năm trước
-
Công đoàn là gì? Người lao động có nên gia nhập công đoàn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cập nhật các bí quyết viết email xin tài trợ mới nhất
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch là gì? Những lỗi thường hay gặp khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng 10 công chức tại Đà Nẵng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước
-
Hướng dẫn rút hồ sơ đại học để chuyển trường khác và mẫu đơn rút học bạ
Cập nhật 7 giờ trước -
Năm 2024: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng 10 công chức tại Đà Nẵng?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sinh viên Luật kinh tế thực tập ở đâu?Thực tập sinh có được trả lương không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Công đoàn hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão Yagi không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Năm 2024: Tòa án nhân dân TPHCM tuyển dụng 38 công chức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Học phí khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2024 là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước