Mô tả công việc chi tiết Kế toán nội bộ

(có 1 đánh giá)

Nhân viên kế toán phụ trách rất nhiều mảng khác nhau và có nhiều chức danh khác nhau. Từ trước đến nay rất nhiều người chưa biết đến vị trí nhân viên Kế toán nội bộ. Bài viết dưới đây sẽ mô tả công việc chi tiết của người làm Kế toán nội bộ cho những bạn trẻ đang quan tâm vị trí việc làm này.

Kế toán nội bộ là gì?

Kế toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nhân sự thuộc bộ máy kế toán. Kế toán nội bộ hay kế toán quản trị (In house accountant), chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, bao gồm cả phát sinh có và không có hóa đơn chứng từ để làm căn cứ xác định tình hình tài chính, lỗ-lãi thực tế của doanh nghiệp.

Mô tả công việc chi tiết Kế toán nội bộ

Hiểu một cách đơn giản, kế toán nội bộ chỉ phục vụ bên trong nội bộ doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ các công việc ghi chép, lập chứng từ, lưu trữ, kiểm tra, theo dõi các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp từ lúc phát sinh đến khi kết thúc; cung cấp thông tin nhằm ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán nội bộ là tên gọi chung chỉ tất cả các vị trí kế toán từng phần hành và không bao gồm kế toán tài chính (kế toán thuế).

  • Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển đúng trình tự.
  • Hoạch toán các chứng từ kế toán nội bộ.
  • Lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, an toàn.
  • Kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác.
  • Lập báo cáo hằng tuần, tháng, quý, hoặc báo cáo theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp, cấp trên.
  • Kế toán nội bộ còn được giao nhiệm vụ thống kê, phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của công ty.
  • Chịu trách nhiệm họp bàn với cấp trên các quyết định liên quan đúng đắn kịp thời.

Phân loại Kế toán nội bộ

1. Kế toán quỹ tiền mặt (đóng vai trò của thủ quỹ): Căn cứ vào Quy định thu – Quy định chi của doanh nghiệp kế toán lập phiếu thu – chi và thực hiện thu chi và sổ theo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹ và quản lý tiền.

2. Kế toán kho: Căn cứ vào Quy định xuất, quy định nhập của doanh nghiệp. Kế toán lập chứng từ xuất - nhập, nhập - xuất hàng căn cứ vào chứng tư ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập xuất tồn hàng. Quản lý hàng.

3. Kế toán ngân hàng: Mở tài khoản tại ngân hàng, Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp và ngân hàng mở tài khoản kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ Theo dõi luồng tiền qua ngân hàng cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.

4. Kế toán thanh toán: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán thanh toán lập đề nghị, tạm ứng, hoàn ứng và thanh toán, căn cứ vào chứng từ mở sổ theo dõi các khoản tạm ứng thanh toán và đối chiếu công nợ.

5. Kế toán tiền lương: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động. Xây dựng Quy chế lương và các tính lương và thanh toán lương, quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

6. Kế toán bán hàng: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, căn cứ vào yêu cầu lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh kế toán lập hoá đơn hoá đơn, lập chứng từ bán hàng, tổng hợp doanh thu bán hàng báo cáo bán hàng.

7. Kế toán công nợ: Căn cứ hoá đơn bán hàng và chứng từ bán hàng, kế toán tổng hợp lên công nợ phải thu, phải trả, lập kế hoạch thu nợ, giãn nợ và kỹ năng đòi nợ, giãn nợ.

8. Kế toán tổng hợp: Phân loại chứng từ, phân tích chứng từ, cập nhật thông tin theo ngày lên báo cáo, lập báo cáo, phân tích số liệu cho ý kiến với ban quản lý tài chính hoặc kế toán trưởng.

9. Kế toán trưởng: Công việc của kế toán trưởng và phạm vi của kế toán trưởng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của kế toán trưởng.

10. Kiểm soát nội bộ: Công việc của kiểm soát nội bộ và các phạm vi của kiểm soát nội bộ.

Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp lớn hay nhỏ để tuyển dụng và sắp xếp, phân chia công việc cho các thành viên trong bộ máy kế toán cho phù hợp.

Yêu cầu để ứng tuyển vị trí Kế toán nội bộ

  • Kinh nghiệm 1 năm trở lên ở vị trí kế toán hoặc vị trí kế toán nội bộ
  • Có thái độ chủ động học hỏi cái mới, tự lập, sáng tạo, cẩn thận tỉ mỉ
  • Tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp.
  • Kỹ năng word, excel. Sử dụng thành thạo các phần mềm bổ trợ ngành nghề kế toán

Kế toán nội bộ là một vị trí công việc quan trọng đảm nhận nhiều chức năng trong sự phát triển toàn diện của công ty. Kế toán nội bộ làm việc chuyên nghiệp, chính xác đưa ra quyết định đúng đắn sẽ giúp công ty bền vững hơn trên thị trường.

Việc làm Kế toán nội bộ

Xem thêm: Khó khăn nghề kế toán

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.373