Nếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng
Đó là nội dung mới đáng chú ý được quy định tại Nghị định 82/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01.09.2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch sẽ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch; b) Sử dụng giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Gian dối, không trung thực khi làm chứng hoặc phiên dịch; b) Dịch không chính xác, không phù hợp với giấy tờ, văn bản cần dịch. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng; b) Yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo; c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch; d) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng bản dịch; đ) Cản trở hoạt động công chứng. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. |
Công chứng là một dịch vụ pháp lý, có thể chỉ cần một sai sót nhỏ cũng gây thiệt hại lớn cả cho khách hàng và cho công chứng viên. Nhiệm vụ của các công chứng viên là phải đảm bảo an toàn tối đa cho các giao dịch, hợp đồng, văn bản mình công chứng, mà không được xảy ra bất cứ sai phạm nào nên việc áp dụng các quy định xử phạt cá nhân vi phạm về hành vi liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP mới ban hành là hoàn toàn hợp lý để tránh các rủi ro pháp lý sau này.
Mức phạt vi phạm tại Nghị định 82 mới ban hành được xem là mức phạt khá nặng so với quy định trước đó. Tại Nghị định 110/2013NĐ-CP quy định các mức phạt vi phạm liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có khung hình phạt cao nhất là 10.000.000 đồng. Việc tăng mức phạt nặng nhằm biện pháp răng đe các cá nhân và giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài ra tại điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP cũng quy định cụ thể biện pháp khắc phục hậu quả khi xảy ra sai phạm như sau:
Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm.
Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về bản dịch đã được công chứng.
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
Để công chứng một hợp đồng, giao dịch, bản dịch thì trách nhiệm không chỉ nằm ở Công chứng viên mà còn ở vị trí người yêu cầu công chứng nên để có thể công chứng một cách chính xác, đảm bảo nhất thì cần phải tuân thủ các yêu cầu quy định của pháp luật.
-
Thuận lợi và Khó khăn trong hành nghề Công chứng
Cập nhật 6 tháng trước -
Một số trường hợp giấy tờ, văn bản sẽ bị từ chối khi có nhu cầu công chứng, chứng thực
Cập nhật 1 năm trước -
Hoàn thiện chính sách để phát triển nghề công chứng
Cập nhật 1 năm trước -
Thư ký nghiệp vụ công chứng, bước khởi đầu cho một chặng đường chông gai
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng làm những việc gì?
Cập nhật 4 ngày trước -
Công việc của Công chứng viên là gì? Có thể làm việc ở đâu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Cập nhật 6 ngày trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Đặc điểm sinh viên Luật
Cập nhật 6 ngày trước -
Tập sự trợ giúp pháp lý và những điều cần biết
Cập nhật 4 ngày trước
-
Điểm chuẩn ngành Luật của các trường đại học năm 2022 là bao nhiêu?
Cập nhật 10 giờ trước -
Lương gross và lương net là gì? Chuyển lương gross sang net ra sao?
Cập nhật 13 ngày trước -
Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 13 ngày trước -
Điều kiện để Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước?
Cập nhật 13 ngày trước -
Điểm chuẩn ngành luật 2022 của các trường đại học (Cập nhật liên tục, đầy đủ nhất)
Cập nhật 20 ngày trước -
Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?
Cập nhật 17 ngày trước