Các khoản tiền bị trừ hằng tháng vào lương mà NLĐ cần nắm biết
Hằng tháng khi nhận lương bạn sẽ bị trừ một khoản tiền nhỏ nhưng liệu bạn có nắm rõ khoản tiền trừ vào lương bao gồm những gì và bị trừ như thế có đúng quy định của pháp luật không? Bài viết sẽ phân tích giúp NLĐ nắm rõ hơn về lương và các khoản bị trừ vào tiền lương hằng tháng.
Điều 90 BLLĐ 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 quy định: “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”
Mặc dù tiền lương đã quy định mức thưởng, hình thức hưởng, cách thức nhận tuy nhiên trên thực tế bên cạnh việc nhận lương NLĐ người lao động phải trích 1 khoản tiền từ lương để đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Vậy nên khi nhận lương hằng tháng người lao động sẽ bị trừ một số khoản chi phí như sau:
-
Các loại bảo hiểm bắt buộc
Theo quy định, NSDLĐ và NLĐ đều phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc. Các khoản chi phí này sẽ được chuyển đổi và NLĐ sẽ hưởng lại theo chính sách của nhà nước về BHXH và BHYT.
Hàng tháng, NLĐ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm này, cụ thể như sau:
BHXH: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất
BHYT: 1,5% tiền lương
BHTN: 1% tiền lương
Song song đó, NSDLĐ cũng phải đóng các khoản bảo hiểm này cho NLĐ, theo tỷ lệ như sau:
BHXH: 17,3% tiền lương hàng tháng của NLĐ vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, hưu trí, ốm đau
BHYT: 3% tiền lương
BHTN: 1% tiền lương
-
Phí công đoàn
NLĐ là Đoàn viên thì phải đóng phí công đoàn. Phí công đoàn bằng 1% tiền lương hằng tháng. Ví dụ lương cơ bản ký trong HĐLĐ là 4.800.000đ thì phí công đoàn mà NLĐ phải đóng là 48.000đ
Phí công đoàn dùng thực hiện các hoạt động như bảo vệ quyền lợi của NLĐ, tổ chức hoạt động giải trí, chào mừng, ngày lễ, chi phí hiếu hỉ, hỗ trợ NLĐ khi khó khăn ốm đau, bệnh tật,…
-
Thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ gia cảnh, bảo hiểm, quỹ hưu trí,…
Theo quy định có hiệu lực từ ngày 01/07/2020, NLĐ có thu nhập lớn hơn 11 triệu đồng hàng tháng (không có người phụ thuộc) mới phải đóng thuế thu nhập cá nhận. Thêm 1 người phụ thuộc, mức giảm trừ sẽ được thêm 4,4 triệu đồng/ tháng.
Như vậy, trên đây là 03 khoản chi phí sẽ bị trừ vào khoản tiền lương hằng tháng mà NLĐ cần nắm rõ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
-
Công đoàn hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bão Yagi không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Người lao động được tạm ứng tiền lương trong trường hợp nào?
Cập nhật 9 tháng trước -
Người lao động thử việc mà nghỉ ngang thì có được trả lương không?
Cập nhật 9 tháng trước -
Không trả đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu?
Cập nhật 10 tháng trước -
Sắp tới người lao động chỉ được rút tối đa 50% BHXH một lần đúng không?
Cập nhật 11 tháng trước -
Lưu ý về thu nhập chịu thuế TNCN 2024 từ tiền lương, tiền công?
Cập nhật 11 tháng trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 26 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 26 ngày trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 26 ngày trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 27 ngày trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 27 ngày trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 29 ngày trước