Người lao động thử việc mà nghỉ ngang thì có được trả lương không?

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi thời gian thử việc tối đa của người lao động là bao lâu? Và trong trường hợp người lao động đang trong thời gian thử việc mà nghỉ ngang thì có được trả lương hay không? Câu hỏi của anh H (Gia Kiệm).

Người lao động thử việc mà nghỉ ngang thì có được trả lương không?

Người lao động thử việc mà nghỉ ngang thì có được trả lương không? (Hình từ Internet)

Thời gian thử việc tối đa của người lao động là bao lâu?

Thử việc được quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo quy định này thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Đồng thời, tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động được thỏa thuận với nhau về nội dung thử việc, trong đó có bao gồm nội dung về thời gian thử việc. Tuy nhiên cần đảm bảo chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Người lao động thử việc mà nghỉ ngang thì có được trả lương không?

Tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo quy định này thì tiền lương trong thời gian thử việc của người lao động sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Ngoài ra quy định này cũng đề cập, trong thời gian thử việc, người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết hay nói cách khác là nghỉ ngang mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Tóm lại, thử việc có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước (nghỉ ngang) và vẫn có quyền được nhận lương trong quá trình đã làm, mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Trường hợp người lao động đã trở thành nhân viên chính thức thì nghỉ việc cần thông báo không? Mẫu đơn xin nghỉ việc hiện nay là mẫu nào?

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động được quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

...

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Theo đó, người lao động đã trở thành nhân viên chính thức thì nghỉ việc thì cần báo trước một khoảng thời gian theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được quyền nghỉ ngang mà không phải thông báo:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Về mẫu đơn xin nghỉ việc hiện nay pháp luật về lao động không quy định, tuy nhiên anh, chị có thể tham khảo mẫu sau:

https://lh7-us.googleusercontent.com/tMgMtiTzAVOMid3QtJqyslQxaHIRGVTiaIVlqEspOXfRA9MhLuOoN0-DskWv1-KTStTwgt-ARMo-_mZv_IIytwq6W6OzMh2-bRFUAOGp_hsHop3AtPa3xl44Kbv3JPuQJ3UoYDQhCemjGTh0vOT01cA

Mẫu đơn xin nghỉ việc 2024Tải về

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.079