Nội dung cơ bản được quy định trong Hiến pháp qua các thời kỳ?
Tôi có một số thắc mắc như sau: Hiến pháp qua các thời kỳ có những nội dung cơ bản nào? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Hiến pháp theo quy định hiện hành? Mong nhận được phản hồi. Câu hỏi của anh A (Thái Bình).
- Hiến pháp là gì?
- Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?
- Nội dung chính của các bản Hiến pháp qua các thời kỳ quy định ra sao?
- (1) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
- (2) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992
- (3) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980
- (4) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959
- (5) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946.
Hiến pháp là gì?
Theo Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 119.
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Theo đó, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất và mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Nội dung cơ bản được quy định trong Hiến pháp qua các thời kỳ? (Hình từ Internet)
Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?
Cơ quan ban hành Hiến pháp được quy định tại Điều 70 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
...
Như vậy, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
Nội dung chính của các bản Hiến pháp qua các thời kỳ quy định ra sao?
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013, cụ thể nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp được thể hiện như sau:
(1) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 được quy định từ Điều 1 đến Điều 120 gồm:
- Chế độ chính trị: Điều 1 - Điều 13.
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 14 - Điều 49.
- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường: Điều 50 - Điều 63.
- Bảo vệ tổ quốc: Điều 64 - Điều 68.
- Quốc hội: Điều 69 - Điều 85.
- Chủ tịch nước: Điều 86 - Điều 93.
- Chính phủ: Điều 94 - Điều 101.
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Điều 102 - Điều 109.
- Chính quyền địa phương: Điều 110 - Điều 116.
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước: Điều 117 - Điều 118.
- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp: Điều 119 - Điều 120.
Theo đó, Hiến pháp 2013 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014 và có nhiều điểm mới so với Hiến pháp 1992 (Chỉ giữ nguyên 7 điều, bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều), đương cử như:
- Chương X là quy định mới hoàn toàn về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước;
- Ghi nhận quyền sống; quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác;
- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (đây là quy định tiến bộ so với Hiến pháp 1992);
(2) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 được quy định từ Điều 1 đến Điều 147 gồm:
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị.
- Chế độ kinh tế.
- Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ.
- Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa..
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Quốc hội.
- Chủ tịch nước.
- Chính phủ.
- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
- Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh.
- Hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp.
(3) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980 được quy định từ Điều 1 đến Điều 147 gồm:
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị.
- Chế độ kinh tế.
- Văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật.
- Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa..
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Quốc hội.
- Hội đồng nhà nước.
- Hội đồng bộ trưởng.
- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
- Quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô.
- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.
(4) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959 được quy định từ Điều 1 đến Điều 112 gồm:
- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Chế độ kinh tế và xã hội.
- Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Quốc hội.
- Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Hội đồng chính phủ.
- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính địa phương các cấp.
- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các khu tự trị.
- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Tòa án nhân dân.
- Quốc kỳ, quốc huy, thủ đô.
- Sửa đổi hiến pháp.
(5) Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946.
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946 được quy định từ Điều 1 đến Điều 70 gồm:
- Chính thể.
- Nghĩa vụ và quyền lợi công dân.
- Nghị viện nhân dân.
- Chính phủ.
- Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
- Cơ quan tư pháp.
- Sửa đổi Hiến pháp.
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 6 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 7 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 4 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 7 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 4 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 4 ngày trước
-
Nhiệm vụ của luật hình sự là gì? Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là gì?
Cập nhật 3 giờ trước -
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 1 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 3 ngày trước