Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?

(có 1 đánh giá)

Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì theo quy định của pháp luật hiện nay? Nếu muốn  trở thành Cảnh sát hình sự thì phải học ngành gì?

Cảnh sát hình sự là gì? 

Cảnh sát hình sự, hay cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội một bộ phận trong lực lượng công an, có nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự và truy bắt tội phạm. Cảnh sát hình sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm.

Theo Quyết định số 5600/2004/QĐ - BCA(X13) ngày 30.9.2004 của bộ trưởng Bộ Công an, Cảnh sát hình sự được sắp xếp lại về tổ chức và sáp nhập vào lực lượng cảnh sát điều tra Bộ Công an trực thuộc Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, với tên gọi Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội (gọi tắt là Cảnh sát Điều tra Tội phạm Hình sự).

Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì?

 Theo Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân nói chung và cảnh sát hình sự như sau:

- Thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải quyết các tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác thống kê hình sự; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường và kiến nghị biện pháp khắc phục; giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện quản lý về thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam; quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; tổ chức thi hành bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp; thực hiện giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quản lý đối tượng được tha tù trước thời hạn có điều kiện; thực hiện công tác dẫn giải, áp giải, quản lý kho vật chứng, bảo vệ phiên tòa và thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ lực, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác để tấn công, truy bắt tội phạm, ngăn chặn người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác và để phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

- Quyết định hoặc kiến nghị đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật khi có tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

- Thực hiện nghĩa vụ quốc tế; hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân; thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự theo quy định của pháp luật. Bộ Công an là cơ quan trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù...

Cảnh sát hình sự giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều tra vụ án hình sự và góp phần giữ gìn trật tự, trị an xã hội. Ngày nay với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm ngày càng tăng cao và tinh vi, đòi hỏi lực lượng cảnh sát hình sự phải tích cực theo dõi và có thêm nhiều phương án để tiếp cận các đối tượng này.

Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì?

Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì? (Hình từ Internet)

Cảnh sát hình sự học ngành gì?

Nếu bạn muốn trở thành cảnh sát hình sự bạn có thể tham khảo 2 ngành học sau:

- Điều tra hình sự (Mã ngành: 7860104) là chuyên ngành đào tạo cán bộ công an hệ đại học chuyên ngành Hình sự có những kỹ năng nghiệp vụ phục vụ trong việc phá án, có phẩm chất đạo đức tốt, có phương pháp tư duy khoa học, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt để sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao.

Ở Việt Nam có 3 trường Đại học có ngành Điều tra hình sự đó là Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân, Đại học An ninh nhân dân.

- Trinh sát cảnh sát (Mã ngành: 7860102) là những người hoạt động trong lực lượng vũ trang, là công cụ chuyên chế của chính quyền Nhà nước, có nhiệm vụ đảm bảo ổn định cho xã hội, trật tự kỷ cương, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong xã hội cũng như các quyền lợi hợp pháp của nhân dân. 

Ở Việt Nam có 3 trường Đại học có ngành Trinh sát cảnh sát đó là Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân, Đại học An ninh nhân dân.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
1.697 
Việc làm mới nhất