Có bắt buộc tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên không?
Xin hỏi, để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên có bắt buộc phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng không? Để được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng phải tham dự khóa đào tạo trong bao nhiêu tháng? Câu hỏi của anh Minh Hoàng tại Hà Nội.
Để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên có bắt buộc tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng không?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Căn cứ theo Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:
“Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”
Theo đó, một người để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Như vậy, để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên thì phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng.
Có bắt buộc tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên không? (Hình từ Internet)
Để được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng phải tham dự khóa đào tạo trong bao nhiêu tháng?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Công chứng 2014 quy định về đào tạo nghề công chứng như sau:
“Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.”
Theo đó, người có bằng cử nhân luật sẽ được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trong thời gian là 12 tháng.
Người sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Được miễn đào tạo nghề công chứng trong những trường hợp nào theo quy định?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2014 về miễn đào tạo nghề công chứng như sau:
“Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên, những người được miễn đào tạo nghề công chứng bao gồm:
- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Những người được miễn đào tạo nghề công chứng được liệt kê trên phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Tags:
Công chứng viên đào tạo nghề công chứng khóa đào tạo nghề công chứng bổ nhiệm công chứng viên giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng-
Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật của công chứng viên bao gồm những gì?
Cập nhật 3 tháng trước -
Đề xuất tiêu chuẩn chức danh công chứng viên
Cập nhật 5 tháng trước -
Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024?
Cập nhật 8 tháng trước -
Hồ sơ dự tuyển lớp đào tạo nghề công chứng?
Cập nhật 8 tháng trước -
Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ khi nào?
Cập nhật 9 tháng trước -
Sẽ sửa tiêu chuẩn công chứng viên trong thời gian tới
Cập nhật 10 tháng trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 6 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 6 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 3 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 3 ngày trước
-
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 20 giờ trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 20 giờ trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 3 ngày trước