Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024?

(có 1 đánh giá)

Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024? Hạn chót nộp hồ sơ tham gia các khóa đào tạo Công chứng viên năm 2024 thế nào? Trường hợp nào được miễn đào tạo nghề công chứng? Câu hỏi của anh H (Hồ Chí Minh).

Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024?

Căn cứ theo Kế hoạch tuyển sinh, Đào tạo năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 2329/QĐ-TVTP 2023 của Học viện Tư pháp thì các khóa, chức danh đào tạo nghề công chứng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức tuyển sinh với số chỉ tiêu cụ thể như sau:

STT

Khóa/ Chức danh đào tạo

Số lượng đào tạo

1

Khóa 27.1 (Ngày)

50

2

Khóa 27.1 (Tối)

50

3

Khóa 27.1 (T7, CN)

100

4

Khóa 27.2 (Tối)

50

5

Khóa 27.2 (T7, CN)

100

6

Khóa 2 Chất lượng cao

50

7

Địa phương (HN quản lý)

100

8

Khóa 27.1 (Ngày)

50

9

Khóa 27.1 (Tối)

50

10

Khóa 27.1 (T7, CN)

100

11

Khóa 27.2 (Tối)

50

12

Khóa 27.2 (T7, CN)

100

13

Khóa 2 Chất lượng cao

50

14

Địa phương (HCM quản lý)

100

Theo quy định này, số lượng đào tạo Nghề Công chứng từ STT 1-7 sẽ được tổ chức đào tạo ở Hà Nội; số lượng đào tạo Nghề Công chứng từ STT 8-14 sẽ được tổ chức đào tạo ở TP. Hồ Chí Minh.

Như vậy, tổng cộng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 của Học viện Tư pháp là 1000 số lượng đào tạo trên cả hai khu vực là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết Quyết định 2329/QĐ-TVTP 2023: Tại đây

Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024?

Học viện Tư pháp tuyển sinh 1000 chỉ tiêu Công chứng viên năm 2024? (Hình từ Internet)

Hạn chót nộp hồ sơ tham gia các khóa đào tạo Công chứng viên năm 2024 thế nào?

Cũng theo Kế hoạch tuyển sinh, Đào tạo năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 2329/QĐ-TVTP 2023 của Học viện Tư pháp nêu rõ các mốc thời gian mà người dự tuyển cần lưu ý để nộp hồ sơ, tham gia khóa đào tạo Công chứng viên như sau:

STT

Khóa/ Chức danh đào tạo

Hết hạn nộp hồ sơ

Dự kiến nhập học

Dự kiến bế giảng

1

Khóa 27.1 (Ngày)

8/2024

9/2024

10/2025

2

Khóa 27.1 (Tối)

02/2024

3/2024

4/2025

3

Khóa 27.1 (T7, CN)

02/2024

4/2024

6/2025

4

Khóa 27.2 (Tối)

8/2024

9/2024

10/2025

5

Khóa 27.2 (T7, CN)

8/2024

9/2024

11/2025

6

Khóa 2 Chất lượng cao

7/2024

8/2024

10/2025

7

Địa phương (HN quản lý)

Theo hợp đồng liên kết đào tạo ký kết với địa phương

Theo hợp đồng liên kết đào tạo ký kết với địa phương

Theo hợp đồng liên kết đào tạo ký kết với địa phương

8

Khóa 27.1 (Ngày)

8/2024

9/2024

10/2025

9

Khóa 27.1 (Tối)

02/2024

3/2024

4/2025

10

Khóa 27.1 (T7, CN)

02/2024

4/2024

6/2025

11

Khóa 27.2 (Tối)

8/2024

9/2024

10/2025

12

Khóa 27.2 (T7, CN)

8/2024

9/2024

11/2025

13

Khóa 2 Chất lượng cao

7/2024

8/2024

10/2025

14

Địa phương (HCM quản lý)

Theo hợp đồng liên kết đào tạo ký kết với địa phương

Theo hợp đồng liên kết đào tạo ký kết với địa phương

Theo hợp đồng liên kết đào tạo ký kết với địa phương

Về địa điểm nhận hồ sơ được quy định như sau:

Tại Hà Nội: Trụ sở Học viện Tư pháp tại Thành phố Hà Nội, phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Tại Hồ Chí Minh: Học Viện Tư Pháp Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, số 21 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TPHCM.

Đối tượng nào được tham dự khóa đào tạo công chứng viên? Thời gian đào đạo?

Đào tạo nghề công chứng được quy định tại Điều 9 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau:

Đào tạo nghề công chứng

1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.

2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.

Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.

Theo quy định này thì những người có bằng cử nhân luật thì được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.

Cũng theo quy định này thì thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Trường hợp nào được miễn đào tạo hành nghề công chứng viên?

Miễn đào tạo nghề công chứng được quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2014 như sau:

Miễn đào tạo nghề công chứng

1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.

Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo quy định này thì những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.234