08 điều mà nhà tuyển dụng muốn bạn biết

(có 1 đánh giá)

Giữa nhà tuyển dụng và ứng cử viên thì có một số vấn đề nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên biết và hiểu. Vậy những điều gì mà nhà tuyển dụng muốn bạn biết? (Thành Long - Hà Nội)

1. 08 điều mà nhà tuyển dụng muốn bạn biết

1.1. Nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên nên trung thực

Bạn sợ hồ sơ hơi sơ sài hoặc kinh nghiệm không đủ thuyết phục nhà tuyển dụng? Bạn muốn thêm thắt một thông tin hay ho và vô hại để làm CV đẹp hơn? Thực tế, gần như 100% các nhà tuyển dụng và chuyên gia nhân sự không muốn tuyển dụng một người sau khi phát hiện ra việc dối trá.

Họ sẽ buộc phải kiểm tra lại toàn bộ các thông tin trong hồ sơ của ứng viên đó. Và để tiết kiệm thời gian, thường thì họ sẽ loại bỏ hoàn toàn. Đặc biệt là khi bạn nói dối về bằng cấp.

Hãy làm đẹp CV bằng những khóa đào tạo lấy chứng chỉ hoặc công việc thực tập từ trước đó. 

1.2. Nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên hãy viết lách cẩn thận

Nếu bạn chưa bao giờ đọc lại, rà soát từng lỗi chính tả, dấu chấm, dấu phẩy và ngữ pháp… thì đây chính là hàng rào ngăn bạn gia nhập các công ty hàng đầu. 

Mắc lỗi chính tả trong CV hóa ra cũng khá phổ biến, đây là một lỗi hàng đầu (79%) khiến các nhà tuyển dụng loại bỏ một ứng viên chỉ trong một cái liếc mắt.

Tức là nếu bạn không cẩn thận, CV của bạn có thể bị loại vì một sai lầm ngớ ngẩn. Vì thế hãy kiểm tra cẩn thận và nhờ người khác xem lại lần nữa trước khi gửi đi các nơi.

1.3. Nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên đừng quên nói lời cảm ơn

Lời cảm ơn và sự biết ơn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Lời cảm ơn ở cuối email gửi nhà tuyển dụng. Lời cảm ơn sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn. 

Tất cả đều cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người trân trọng cơ hội và có văn hóa. Mọi người sẽ không muốn làm việc với một người “vô ơn” với nỗ lực hỗ trợ và hợp tác của đồng đội trong tương lai.

Vì thế mới nói, “Cảm ơn” là 2 từ đầy sức mạnh!

08 điều mà nhà tuyển dụng muốn bạn biết

08 điều mà nhà tuyển dụng muốn bạn biết (Hình từ Internet)

1.4.  Nhà tuyển dụng mong muốn thông tin ứng viên phải rõ ràng

Vì nhà tuyển dụng chỉ muốn biết về con người bạn và năng lực của bạn một cách rõ ràng nhất chỉ trong thời gian ngắn, nên những thông tin bạn cung cấp qua CV hay trong cuộc phỏng vấn nên là những thông tin rõ ràng.

Cách nói bay bổng, ẩn ý chỉ khiến nhà tuyển dụng phát điên, nhất là trong những ngày nắng nóng và chỉ tiêu tuyển dụng của họ chưa đạt. Nếu không cung cấp được thêm thông tin cụ thể mà họ cần, thì chí ít câu trả lời của bạn cũng nên rõ ràng, chân phương. 

Điều đó có nghĩa là các sinh viên mới ra trường cần tự đào tạo kỹ năng giao tiếp cũng như diễn đạt trong cả văn bản và lời nói. Việc này vừa tránh gây hiểu lầm không đáng có, vừa tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng.

Và cách trình bày thông tin trong CV cũng vậy, đừng nên chọn những mẫu CV mà mỗi đoạn văn bản là một phông chữ khác nhau, hoặc khoảng cách dòng quá sát, màu sắc quá nhiều khiến người đọc khó khăn khi xem. 

1.5. Nhà tuyển dụng mong muốn về thái độ tốt của ứng viên

Cá tính con người có thể thể hiện ra qua các sự lựa chọn công việc thực tập, công việc tình nguyện hoặc hoạt động cộng đồng. Ngoài ra, nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm để đưa vào CV, có thể bổ sung một số nhận xét hoặc con số cho thấy năng lực của bạn.

Việc chú ý, kiểm soát và giữ một thái độ phù hợp và chừng mực là yếu tố quan trọng có thể giúp bạn vượt qua kỳ phỏng vấn từ nhà tuyển dụng.

1.6. Cung cấp cho nhà tuyển dụng giấy chứng nhận hay thư giới thiệu để chúng tôi nhìn rõ sự chuyên nghiệp từ bạn

Những tờ giấy chứng nhận hay thư giới thiệu mà bạn cung cấp cho chúng tôi (khi chúng tôi yêu cầu) nên được viết bởi đồng nghiệp, bạn học, sếp cũ hoặc đối tác làm ăn. 

Ngoại lệ duy nhất nếu không có những thứ này là vì bạn chỉ vừa mới ra trường và bạn không có bất cứ kinh nghiệm làm việc nào trước đây. Trong trường hợp đó, hãy hỏi nếu những giáo viên hoặc giảng viên yêu thích của bạn sẵn lòng nói chuyện với nhà tuyển dụng. 

Vì là người làm trong ngành giáo dục, họ sẽ hiểu rõ về đạo đức nghề nghiệp, khao khát học hỏi, cách bạn tiếp nhận, giải quyết vấn đề và cách bạn tương tác với mọi người như thế nào. Đó sẽ là những sự thay thế tuyệt vời nếu bạn không có những giấy tờ chuyên nghiệp.

1.7. Nhà tuyển dụng thường chú ý vào những điểm mạnh của bạn hơn là những điểm yếu

Sự thật là bạn thường quan tâm đến những điểm yếu của mình hơn nhà tuyển dụng. Trừ khi điểm yếu đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng biểu hiện công việc mà chúng tôi yêu cầu (ví dụ như một người thu ngân không trung thực..), nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những thứ còn xa hơn cả điểm yếu của bạn.

Những nhà quản lý tuyển dụng luôn muốn thấy bạn nhìn nhận bản thân mình tốt như thế nào và bạn đang cố hết sức để khắc phục những điểm yếu của mình.

1.8. Hãy thông báo trước với nhà tuyển dụng nếu bạn có khoảng thời gian trống

Nếu bạn đang làm việc với một bên tuyển dụng trung gian (người nào đó làm việc ở công ty thuê ngoài nhân lực hoặc công ty tuyển dụng và không làm chung công ty với bạn), hãy gửi bảng thời gian làm việc của bạn. 

Nhà tuyển dụng cần biết khoảng thời gian trống của bạn để sắp xếp lịch hẹn phỏng vấn và sẽ không cần phải gọi điện nhiều lần để hỏi về khoảng thời gian trống của bạn.

2. Những câu hỏi mà ứng viên không nên hỏi nhà tuyển dụng

Trong một số trường hợp nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên là “Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi không?” hoặc là “Bạn muốn hỏi tôi điều gì?” thì trong trường hợp này ứng viên không nên hỏi nhà tuyển dụng những vấn đề sau:

2.1. Câu hỏi về lương

Đây là mục tiêu quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm và bảo đảm kinh tế bản thân. Tuy nhiên, bạn không nên hỏi nhà tuyển dụng trong buổi đầu phỏng vấn, nếu muốn nói thì nhà tuyển dụng sẽ tự đề cập.

2.2. Hỏi về vấn đề thăng chức

Vấn đề này, mỗi công ty đều có chỉ tiêu đánh giá cho từng nhân viên và lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Bạn có thể sẽ được phổ biến vấn đề này khi phỏng vấn hoặc sau khi trở thành nhân viên chính thức.

2.3. Hoạt động riêng của công ty

Bạn có thể đặt những câu hỏi cho nhà tuyển dụng về văn hóa công ty, nhưng đừng nên hỏi quá sâu về hoạt động đi chơi, giờ nghỉ trưa hay thời gian đi du lịch. Bạn sẽ trở thành một người không quá quan tâm đến công việc của công ty.

(có 1 đánh giá)
Quốc Đạt
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.890 
Việc làm mới nhất