Cử nhân luật được làm Quản tài viên hay không?

(có 1 đánh giá)

Cử nhân luật được làm Quản tài viên hay không? Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm những gì? Quản tài viên trong hoạt động hành nghề có những nghĩa vụ gì theo quy định như thế nào?

Cử nhân luật được làm Quản tài viên hay không?

Điều kiện hành nghề Quản tài viên được quy định tại Điều 12 Luật Phá sản 2014 như sau:

Điều kiện hành nghề Quản tài viên

1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

a) Luật sư;

b) Kiểm toán viên;

c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.

Theo đó, cử nhân luật nếu có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo và đáp ứng các điều kiện sau thì có thể hành nghề Quản tài viên:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Cử nhân luật được làm Quản tài viên hay không?

Cử nhân luật được làm Quản tài viên hay không?

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/2015/NĐ-CP như sau:

Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

1. Người thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Phá sản muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-01 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

c) Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc;

d) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp.

...

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ Quản tài viên bao gồm những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-01 ban hành kèm theo Nghị định này;

Tải mẫu TP-QTV-01 đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên: Tải về

- Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

- Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc;

- 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp.

Quản tài viên trong hoạt động hành nghề có những nghĩa vụ gì?

Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề được quy định tại Điều 7 Nghị định 22/2015/NĐ-CP như sau:

Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề

1. Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

2. Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.

3. Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.

4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.

5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.

Theo đó, Quản tài viên trong hoạt động hành nghề có những nghĩa vụ sau:

- Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

- Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.

- Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.

- Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.135 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Quản tài viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Quản tài viên
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Quản tài viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Quản tài viên
Việc làm mới nhất