Vai trò của Quản tài viên trong thủ tục phá sản

(có 1 đánh giá)

Thủ tục phá sản là công cụ giúp các doanh nghiệp khi mất khả năng thanh toán giải quyết tình trạng khó khăn của công ty, giải quyết các khoản nợ mà công ty đang mắc phải. Một thành phần vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản đó là Quản tài viên. Vậy Quản tài viên đóng vai trò cụ thể như thế nào trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản?

Luật Phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của Quản tài viên trong việc giải quyết phá sản ở Việt Nam.

Vai trò của Quản tài viên trong Thủ tục phá sản

Vai trò của Quản tài viên trong Thủ tục phá sản

Theo đó, Quản tài viên đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng  và đóng góp vai trò to lớn như sau:

A. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm:

  • Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã.

  • Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
  • Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản.
  • Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
  • Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật.
  • Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản.
  • Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản.
  • Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản.
  • Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

B. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

C. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

D. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

  • Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp.
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính.
  • Chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

Đ. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Tóm lại, Quản tài viên là người hỗ trợ cả doanh nghiệp, Tòa án để đảm bảo sự minh bạch, chính xác quá trình xử lý tài sản của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết phá sản.

Với việc đảm nhận nhiều nhiệm vụ quyền hạn sẽ giúp cho hoạt động quản lý tài sản, giám sát hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được hiệu quả.

Thủ tục phá sản được diễn ra nhanh chóng, ít tốn kém hơn.

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.071 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Quản tài viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Quản tài viên
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Quản tài viên hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Quản tài viên
Việc làm mới nhất