Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?

(có 1 đánh giá)

Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp? Tiêu chí tuyển dụng nhân viên pháp chế được quy định như nào? Quy trình tuyển dụng nhân viên pháp chế?

Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?

Pháp chế doanh nghiệp là bộ phận có chuyên môn về pháp lý, có vai trò tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo, chủ doanh nghiệp những vấn đề pháp lý liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân viên pháp chế có những vai trò quan trong sau:

- Giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật, tránh vi phạm có thể dẫn đến các hình phạt, đảm bảo tuân thủ pháp luật.

- Xác định và giảm thiểu các rủi ro pháp lý tiềm ẩn cho doanh nghiệp.

- Cung cấp lời khuyên pháp lý để hỗ trợ ra quyết định kinh doanh, tư vấn chiến lược cho các lãnh đạo.

- Đảm bảo các thỏa thuận có lợi và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, soạn thảo và rà soát hợp đồng bảo đảm đúng quy định pháp luật

- Đại diện công ty trong các vấn đề pháp lý, bao gồm kiện tụng (nếu cần thiết) giải quyết tranh chấp phát sinh.

- Giúp đăng ký và bảo vệ bằng sáng chế, thương hiệu của công ty.

-Theo dõi thay đổi pháp luật và điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp cho phù hợp, cập nhật chính sách pháp luật pháp mới cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, các công việc của nhân viên pháp chế bao gồm:

1. Nghiên cứu và đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Xây dựng và thẩm định các văn bản pháp lý của công ty, bao gồm các hợp đồng, thỏa thuận, bản quyền, thương hiệu, bảo vệ sở hữu trí tuệ và các văn bản khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.

3. Giải đáp các vấn đề pháp lý, tư vấn và đưa ra giải pháp cho các bộ phận trong công ty liên quan đến các vấn đề pháp lý.

4. Giám sát các thay đổi về quy định pháp luật và cập nhật các văn bản pháp lý của công ty phù hợp với các quy định mới.

5. Chuẩn bị và tham gia các phiên họp, đàm phán và thương lượng về các vấn đề pháp lý.

6. Điều tra và giải quyết các tranh chấp pháp lý liên quan đến công ty.

7. Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng pháp lý của cán bộ, nhân viên trong công ty.

8. Hỗ trợ bộ phận tuyển dụng và nhân sự trong việc đánh giá các hồ sơ ứng viên, xác định các yêu cầu pháp lý cho các vị trí công việc trong công ty.

9. Bảo vệ lợi ích pháp lý của công ty và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động của công ty.

Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp?

Tiêu chí để tuyển dụng nhân viên pháp chế? Tầm quan trọng của nhân viên pháp chế trong doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Tiêu chí tuyển dụng nhân viên pháp chế?

Khi tuyển dụng nhân viên pháp chế, có các tiêu chí sau:

- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật.

- Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là trong môi trường doanh nghiệp.

- Kiến thức pháp luật: Nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty.

- Sử dụng tốt vi tính, thành thạo các phần mềm tin học văn phòng: Microsoft Word, Excel, PowerPoint;

- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Khả năng phân tích tình huống pháp lý và đưa ra giải pháp hiệu quả.

- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục: Khả năng trình bày, tư vấn và thuyết phục.

- Kỹ năng soạn thảo văn bản: Có khả năng soạn thảo các văn bản pháp lý chuyên nghiệp.

- Ngoại ngữ: Thông thạo tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác (tùy yêu cầu công việc).

- Đạo đức nghề nghiệp: Có tính trung thực, bảo mật và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

- Khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.

- Kỹ năng quản lý thời gian và xử lý nhiều công việc cùng lúc, lập kế hoạch, tổ chức hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân viên pháp chế?

Theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người sử dụng lao động được tuyển dụng người lao động vào cái vị trí việc làm.

Quy trình tuyển dụng nhân viên pháp chế thường bao gồm các bước chính sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng và mô tả công việc

Bước 2: Tạo nguồn tuyển dụng (bằng cách đăng các bài viết tuyển dụng lên các trang web, trang mạng xã hội,...)

Bước 3: Sàng lọc hồ sơ ứng viên

Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ (thường qua điện thoại)

Bước 5: Phỏng vấn chuyên môn:

- Đánh giá kiến thức pháp luật

- Kiểm tra kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

- Đánh giá khả năng viết và soạn thảo văn bản pháp lý

Bước 6: Kiểm tra năng lực (nếu cần):

- Bài test về kiến thức pháp luật

- Bài tập tình huống

Bước 7: Phỏng vấn với lãnh đạo cấp cao

Bước 8: Đưa ra đề nghị công việc

Bước 9: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Bước 10: Tiến hành các thủ tục nhập việc.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.112 
Click vào đây để xem danh sách Nhân viên Pháp chế hoặc nhận thông báo thường xuyên về Nhân viên Pháp chế
Click vào đây để xem danh sách Nhân viên Pháp chế hoặc nhận thông báo thường xuyên về Nhân viên Pháp chế
Việc làm mới nhất