Cách viết kỹ năng trong CV xin việc

(có 1 đánh giá)

Tôi đang ứng tuyển cho một vị trí và đang cần tìm hiểu về cách viết CV xin việc. Cho tôi tỏi cách viết kỹ năng trong CV xin việc như thế nào? – Thế Hưng (Bình Định)

1. Một số kỹ năng cần có trong CV xin việc

- Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là kiến thức chuyên sâu về một ngành nghề, một lĩnh vực công việc mà các bạn được học, được đào tạo trong một thời gian dài thông qua trường lớp.

- Kỹ năng quản lý thời gian

Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian, công việc của bạn sẽ luôn trì trệ, không hiệu quả. Vì vậy ứng viên có kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc sẽ được đánh giá cao.

Tùy chỉnh CV theo từng vị trí công việc để có các kỹ năng phù hợp với công việc ứng tuyển sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng

- Kỹ năng giao tiếp

Dù bạn làm bất cứ công việc gì, kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất. Kỹ năng này giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn có khả năng tương tác tốt với khách hàng cũng như đồng nghiệp.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề cho thấy tư duy và thái độ của ứng viên khi đứng trước một vấn đề. Nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới những ứng viên có khả năng đưa ra giải pháp tối ưu nhất, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

- Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng lắng nghe, tiếp thu ý kiến, phối hợp với đồng nghiệp để cùng hướng tới mục tiêu chung. Đây là kỹ năng được nhà tuyển dụng quan tâm bởi trực tiếp liên quan đến hiệu quả công việc.

Cách viết kỹ năng trong CV xin việc

Cách viết kỹ năng trong CV xin việc (Hình từ Internet)

2. Cách viết kỹ năng trong CV xin việc

Để các kỹ năng trong CV xin việc thu hút nhà tuyển dụng nhất thì bạn cần đảm bảo cách viết kỹ năng sau:

- Chú ý các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển: liệt kê các kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển và tránh đưa vào những kỹ năng không cần thiết. Thông thường, những ứng viên sở hữu các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm sẽ được ưu tiên lựa chọn. Do đó, việc tập trung vào các kỹ năng quan trọng nhất và phù hợp với vị trí là một cách hiệu quả để nổi bật trong hàng ngàn đơn xin việc.

- Vị trí trình bày trong CV: thông thường, phần các kỹ năng sẽ được trình bày sau phần kiến thức và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Nhà tuyển dụng sau khi nắm được thông tin cơ bản về khả năng làm việc của ứng viên sẽ tiếp tục chú ý đến các kỹ năng có liên quan. Đây sẽ tiếp tục là một điểm cộng cho quá trình ứng tuyển nếu như ứng viên có thể làm nổi bật những kỹ năng phù hợp cho công việc.

- Hình thức liệt kê kỹ năng: ứng viên có thể trình bày các kỹ năng bằng cách đưa các kỹ năng liên quan lên đầu và nêu chi tiết để nhà tuyển dụng hiểu được rõ nhất năng lực của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể trình bày theo dạng đánh giá theo thang điểm 10. Tuy nhiên hình thức trình bày này không được khuyến khích áp dụng vì nhà tuyển dụng không thể đánh giá chính xác về bạn.

3. Một số lỗi thường gặp khi viết kỹ năng trong CV

- Thiếu trung thực

Hãy làm nổi bật bản thân bằng sự trung thực, ngay cả trong việc đánh giá và mô tả kỹ năng của bản thân. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện nếu bạn cố gắng "tự viết" về kỹ năng mà mình không có.

- Lạm dụng các thanh đánh giá

Một cách viết kỹ năng trong CV thường gặp hiện nay đó là sử dụng các thanh đánh giá. Cách đánh giá đó mang tính chủ quan, thiếu chính xác và gây khó hiểu đối với nhà tuyển dụng. Thay vì dùng hình thức đánh giá bằng sao hay các thanh kéo định mức, hãy mô tả bằng cụ thể cấp độ đạt được bằng văn bản.

- Viết kiểu liệt kê, dàn trải

Tránh liệt kê hàng loạt tên kỹ năng, thiếu mô tả cụ thể về kỹ năng thể hiện sự phù hợp với vị trí ứng tuyển.

 

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Thị Diễm My
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.785 
Việc làm mới nhất