Học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu?

Em là tân sinh viên của ngành luật kinh tế và muốn biết học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu? – Hoàng Duy (An Giang)

Ngành luật kinh tế là ngành cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý trong kinh doanh. Sau khi ra trường, tùy vào các yếu tố như bằng cấp, năng lực, chuyên môn,... thì mức lương của mỗi người sẽ khác nhau.

Học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu?

Học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

1. Học luật kinh tế sẽ ra làm gì?

Ngành luật kinh tế là ngành học kết hợp giữa luật học và kinh tế học, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý trong kinh doanh.

Sau khi tốt nghiệp, người học luật kinh tế có thể thử thách bản thân của mình vào các vị trí công việc như:

- Chuyên viên tư vấn pháp lý: Chuyên viên tư vấn pháp lý là người cung cấp các dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

- Luật sư chuyên về mảng kinh tế: Luật sư chuyên mảng kinh tế là người cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Họ có thể làm việc tại các công ty luật, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ,...

- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp: Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp là người làm việc trong các cơ quan nhà nước, thực hiện các công việc liên quan đến pháp luật kinh tế.

- Giảng viên, nghiên cứu viên: Giảng viên, nghiên cứu viên là người giảng dạy, nghiên cứu về luật kinh tế tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp.

2. Mức lương của người học luật kinh tế hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương trung bình của một người học về luật kinh tế sau khi ra trường tại Việt Nam sẽ khoảng từ 10-25 triệu đồng/tháng.

Cụ thể:

- Mức lương cho vị trí mới ra trường:

+ Luật sư tập sự: 6-8 triệu đồng/tháng

+ Thực tập sinh Luật: 4-6 triệu đồng/tháng

+ Vị trí khởi đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý về Kinh tế: 6-12 triệu đồng/tháng

- Mức lương cho vị trí có kinh nghiệm:

+ Luật sư hoặc Tư vấn pháp lý về Kinh tế có kinh nghiệm 3-5 năm: 20-30 triệu đồng/tháng

+ Luật sư hoặc Tư vấn pháp lý về Kinh tế có kinh nghiệm 5-10 năm: 30-40 triệu đồng/tháng

+ Luật sư hoặc Tư vấn pháp lý về Kinh tế có kinh nghiệm trên 10 năm: 40-50 triệu đồng/tháng

Mức lương của ngành luật kinh tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

- Vị trí công việc: Luật sư, tư vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý,... là những vị trí phổ biến trong ngành luật kinh tế. Mức lương của mỗi vị trí sẽ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu công việc và trách nhiệm của vị trí đó.

- Kinh nghiệm làm việc: Người có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương cao hơn người mới ra trường. Bởi vì họ sẽ dựa vào kinh nghiệm dày dặn của mình để giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp một cách nhanh chóng, chính xác.

- Trình độ học vấn: Thông thường người có bằng cấp cao sẽ có mức lương cao hơn người có bằng cấp thấp. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng dựa vào bằng cấp để xếp thứ hạng mức lương cao hay thấp, việc này còn phục thuộc vào mức độ hiệu quả trong công việc của người đó.

- Kỹ năng chuyên môn: Ngoài kiến thức pháp luật thì các kỹ năng chuyên môn bổ trợ cũng là một yếu tố quyết định đến mức lương của người học luật kinh tế.

- Thành phố và tỉnh thành nơi làm việc: Mức lương ở các thành phố lớn thường cao hơn ở các tỉnh thành nhỏ dochi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn cao hơn, dẫn đến mức lương cũng cao hơn.

Ngoài những yếu tố trên, mức lương của ngành luật kinh tế còn có thể được ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:

- Lĩnh vực kinh doanh: Mức lương của luật kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng thường cao hơn mức lương trong lĩnh vực khác.

- Cơ quan, doanh nghiệp: Mức lương của luật kinh tế tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp lớn thường cao hơn mức lương tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhỏ.

3. Các trường đào tạo ngành luật kinh tế uy tín tại Việt Nam

Ngành luật kinh tế hiện nay đang có rất nhiều trường mở ngành để đào tạo, dẫn đến nguồn nhân lực của ngành này rất dồi dào sau một khóa đào tạo.

Dưới đây là một số một số trường đào tạo luật kinh tế uy tín tại Việt Nam như: Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Học viện Ngân hàng; Trường Đại học Thương mại; Trường Đại học Ngoại thương; Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Trường Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Huế; Trường Đại học Cần Thơ;....

Khi lựa chọn trường đào tạo luật kinh tế, người học cần phải cân nhắc các yếu tố sau:

- Uy tín của trường: Trường đại học có uy tín sẽ đảm bảo chất lượng đào tạo tốt, giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng.

- Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo cần đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc trong lĩnh vực luật kinh tế.

- Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên cần có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn.

- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cần đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên

Trần Thanh Rin
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.632 
Việc làm mới nhất