So sánh Luật học, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế, Luật Quốc tế

(có 1 đánh giá)

Nội dung bài viết giải đáp khái niệm về Luật học, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế, Luật Quốc tế hiện nay, theo đó là so sánh sơ lược giữa các thuật ngữ trên.

1. Khái niệm về Luật học

- Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.

- Luật học được hiểu rộng hơn so với khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. 

- Khái quát, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…

2. Luật Kinh tế

* Khái niệm

- Luật Kinh tế là một tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

- Ngành luật kinh tế là một ngành học kết hợp giữa luật học và các kiến thức tổng hợp từ kinh tế học, bao gồm: thương mại, kinh tế.

- Mục tiêu của luật kinh tế là tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế. 

* Cơ hội nghề nghiệp

- Chuyên viên tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội

- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề trong

các tổ chức dịch vụ pháp luật

- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp

- ​Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế trong các Viện nghiên cứu, Cơ sở giáo dục,…

So sánh Luật học, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế, Luật Quốc tế

So sánh Luật học, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế, Luật Quốc tế (Hình ảnh từ internet)

3. Luật Thương mại quốc tế

* Khái niệm

- Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Tóm lại, thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

- Ngành luật Thương mại Quốc tế là một ngành học chuyên nghiên cứu và đào tạo về luật và các quy tắc điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Đây là cơ sở để hoạt động kinh doanh xuyên biên giới giữa các quốc gia và doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, luật thương mại quốc tế khá phức tạp vì liên quan đến rất nhiều ngành luật khác nhau như luật kinh doanh, luật thương mại, luật thanh toán quốc tế, luật công ty và công ước quốc tế, luật của các quốc gia. Nắm được Luật thương mại quốc tế là gì sẽ giúp hiểu rõ vai trò của ngành này trong mối quan hệ hợp tác và phát triển giữa các quốc gia, đồng thời nâng cao tình hữu nghị giữa các quốc gia. Luật thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh các hoạt động thương mại giữa các quốc gia và giữa các chủ thể ở hai quốc gia khác nhau.

* Nguồn của Luật Thương mại quốc tế

- Hiến pháp;

- Các văn bản quy phạm pháp luật khác (Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Thương mại…)

* Nguyên tắc cơ bản:

- Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử

- Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường) và tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng

- Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại

- Nguyên tắc dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển những điều kiện thuận lợi hơn.

- Nguyên tắc mở cửa thị trường - MARKET ACCESS

* Chủ thể

- Thương nhân; 

- Quốc gia;

- Tổ chức quốc tế.

* Cơ hội nghề nghiệp

- Làm việc trong các công ty luật và văn phòng luật;

- Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp quốc tế;

- Nghiên cứu và biên tập về Luật Thương mại;

- Giảng dạy và nghiên cứu,…

4. Luật Quốc tế

* Khái niệm

Luật Quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của quốc tế.

* Nguồn của Luật Quốc tế

- Điều ước quốc tế;

- Tập quán Quốc tế;

- Các nguyên tắc pháp luật chung;

- Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế; 

- Các học thuyết về Luật Quốc tế…

* Nguyên tắc cơ bản:

- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia;

- Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực;

- Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế;

- Nguyên tắc không can thiệp và công việc nội bộ của quốc gia khác;

- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác;

- Nguyên tắc dân tộc tự quyết;

- Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda).

* Chủ thể

- Quốc gia có chủ quyền

- Các tổ chức quốc tế liên Chính phủ

- Các dân tộc đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết để lập nhà nước của mình

* Cơ hội nghề nghiệp

- Các cơ quan và đơn vị nhà nước có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến luật pháp quốc tế, luật pháp hoặc hợp tác quốc tế.

- Các công ty luật Việt Nam và nước ngoài (đảm nhận các công việc của luật sư);

- Các trường đại học, các viện nghiên cứu (đảm nhận các công việc liên quan tới giảng dạy và nghiên cứu);

- Các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức quốc tế phi chính phủ.

Tham khảo Cơ hội nghề nghiệp ngành Luật tại đây.

(có 1 đánh giá)
Dương Châu Thanh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.157 
Việc làm mới nhất