Hướng dẫn thủ tục rút hồ sơ đại học

(có 1 đánh giá)

Sinh viên muốn rút hồ sơ đại học thì mất bao lâu? Thủ tục rút hồ sơ đại học thực hiện như thế nào? – Minh Châu (Tiền Giang)

Hướng dẫn thủ tục rút hồ sơ đại học

Thủ tục rút hồ sơ đại học (Hình từ internet)

Hướng dẫn thủ tục rút hồ sơ đại học

Hiện nay, vì nhiều lý do, có rất nhiều sinh viên học được 1, 2 năm hoặc có những sinh viên vừa làm xong thủ tục nhập học thì muốn rút hồ sơ đại học.

Vậy thì thủ tục rút hồ sơ đại học mất bao lâu và cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Theo quy định, khi thí sinh đã xác nhận nhập học đại học trên hệ thống thì mọi thông tin của thí sinh sẽ được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ tự động khoá mục đăng ký nhập học ở các nguyện vọng khác của các trường trên phạm vi toàn quốc.

Sau đó, cần đến trường đã đăng ký nhập học để tiến hành nộp hồ sơ để hoàn thành thủ tục nhập học theo quy định.

Thí sinh sẽ không được huỷ trực tuyến xác nhận nhập học mà cần liên hệ trực tiếp với trường đã xác nhận nhập học để giải quyết.

Do đó, sau khi xác nhận nhập học trực tuyến thì khi thí sinh muốn huỷ, cần tìm cách liên hệ với trường Đại học mà mình đã nhập học để tìm cách giải quyết.

Hiện nay, thí sinh có thể tiến hành rút hồ sơ đại học theo hai cách:

- Trực tiếp đến trường để rút hồ sơ (Khi đi nhớ mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân).

- Ủy quyền cho người thân đến trường rút hồ sơ (Người được ủy quyền sẽ phải mang theo giấy tờ ủy quyền, kèm theo theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người được ủy quyền).

Trong trường hợp các thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại trường, cần giữ lại biên lai đóng lệ phí xét tuyển.

Hoặc các thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện cần giữ lại hóa đơn, nếu trường nào yêu cầu sẽ nộp để rút hồ sơ sang ngôi trường khác.

Về cách rút hồ sơ đại học.

Theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về quyền của sinh viên có nêu: Sinh viên có quyền nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.

- Sinh viên có nguyện vọng rút hồ sơ viết đơn xin rút hồ sơ, có ý kiến xác nhận của Ban chủ nhiệm Khoa.

- Sinh viên sau khi nộp hồ sơ phải nộp lại thẻ sinh viên và giấy báo nhập học.

- Nộp phiếu thanh toán xác nhận sinh viên đó không nợ học phí, các khoản quỹ của nhà trường.

- Bổ sung thủ tục theo quy định của nhà trường nơi thí sinh đã nộp hồ sơ.

- Đợi quyết định của nhà trường và thực hiện việc rút hồ sơ tại phòng công tác sinh viên.

Sinh viên được phép thôi học và thực hiện rút hồ sơ đại học, nhưng đây chỉ là các thủ tục giấy tờ bắt buộc ở tất cả các trường đại học. Tùy vào các trường mà thủ tục quy trình và thời gian làm thủ tục có thể khác nhau.

Hiện hành, theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:

- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT;

- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;

- Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.

(có 1 đánh giá)
Dương Châu Thanh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.049