Nghề luật là gì? Nghề luật bao gồm những nghề cụ thể nào?

(có 1 đánh giá)

Xin cho tôi hỏi nghề luật là gì? Nghề luật bao gồm những nghề cụ thể nào? - Hoài An (Bình Dương)

Nghề luật là gì? Nghề luật bao gồm những nghề cụ thể nào?

Nghề luật là gì? Nghề luật bao gồm những nghề cụ thể nào? (Hình từ internet)

Trong nền tư pháp dân chủ khi mà các giá trị và quyền con người được đề cao thì nghề luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện nay.

Nghề luật có sứ mệnh trong việc bảo vệ công lý, công bằng trong xã hội, là căn cứ để đánh giá uy tín và chất lượng của hoạt động tư pháp.

1. Nghề luật là gì?

Nghề luật là một khái niệm tương đối rộng, sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật, đang thực hiện các công việc liên quan đến pháp lý trong các cơ quan khác nhau như viện kiểm sát, tòa án, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, văn phòng luật sư hoặc cơ quan công chứng hay một số bộ phận khác có liên quan đến lĩnh vực pháp lý.

2. Nghề luật bao gồm những nghề cụ thể nào?

Nghề luật bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác nhau, và tùy theo chuyên ngành theo học, cá nhân sẽ được học và nghiên cứu các kiến thức khác nhau để áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề có liên quan trong thực tế. Sau đây là một số nghề cụ thể trong ngành luật:

Vị trí công việc

Mô tả công việc cụ thể

Công chứng viên

- Tư vấn, tiếp nhận hồ sơ công chứng;

- Soạn thảo văn bản công chứng;

- Tư vấn hồ sơ công chứng theo yêu cầu của khách hàng;

- Ký hồ sơ trực tiếp.

Chuyên viên pháp lý

- Tham gia soạn thảo, soát xét về vấn đề thủ tục pháp lý của công ty;

- Tham gia soạn thảo, kiểm tra tính phù hợp các văn bản nội bộ, các hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư;

- Giám sát việc tuân thủ các văn bản nội bộ và các quy định pháp luật; cập nhật các văn bản pháp luật mới ban hành;

- Đại diện công ty làm việc với các cơ quan hữu quan và tham gia tố tụng khi có yêu cầu;

- Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại phát sinh, tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền lợi cho công ty và làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền …

Tư vấn pháp lý

- Tư vấn pháp luật trực tiếp cho khách hàng;

- Soạn thảo, review hợp đồng và các văn bản pháp lý;

- Tham gia tố tụng trong vụ án dân sự, hành chính;

- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.

Kiểm sát viên hoặc công tố viên

- Điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.

Luật sư

- Trực tiếp làm việc, tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu của khách hàng;

- Nghiên cứu hồ sơ và pháp luật để tư vấn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;

- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ khởi kiện, công văn, giấy tờ trao đổi giữa khách hàng, các bên và các cơ quan có liên quan;

- Thay mặt và/hoặc cùng với khách hàng tham dự các buổi làm việc với các bên và cơ quan có liên quan phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng;

+ Đại diện bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các giai đoạn tố tụng tại tòa án và trọng tài.

Thẩm phán

- Tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ vụ án;

- Chuẩn bị cho phiên tòa;

- Xét xử vụ án;

- Ra bản án, quyết định;

- Giải thích pháp luật;

- Tham gia các hoạt động khác: Tham gia các hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tham gia các hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật. Tham gia các hoạt động quốc tế về tư pháp.

Ngoài ra, còn rất nhiều nghề nghiệp khác trong ngành luật như:

- Trợ lý luật sư: Hỗ trợ luật sư trong việc giải quyết các vụ án.

- Nhân viên pháp chế: Làm việc trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động của cơ quan, tổ chức tuân thủ pháp luật.

- Nhà báo pháp luật: Viết bài về các vấn đề pháp luật.

- Nghiên cứu viên pháp luật: Nghiên cứu khoa học pháp luật.

Hoặc cá nhân cũng có thể lựa chọn theo đuổi các nghề nghiệp khác liên quan đến ngành luật như:

- Nhân viên nhân sự: Áp dụng pháp luật lao động trong việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân viên.

- Chuyên viên tài chính: Áp dụng pháp luật về thuế, kế toán trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

- Chuyên viên môi trường: Áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3. Ý nghĩa của nghề luật

Nghề luật có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội cũng như là đối với mỗi người dân trong xã hội.

- Trong thời đại hiện nay các quyền của con người ngày càng được pháp luật và nhà nước tôn trọng và bảo vệ do đó những người hành nghề luật có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người dân.

- Đảm bảo cho những công bằng xã hội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách công bằng, công khai và minh bạch tạo sự tin tưởng của người dân đối với pháp luật và hệ thống chính trị của nhà nước.

- Mọi hoạt động hành nghề luật đều hướng tới bảo vệ công lý, hướng tới việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Những lưu ý khi hành nghề luật

Hành nghề luật là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức. Do mang bản chất là ngành nghề đặc thù, nên khi hành nghề luật thì cá nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cần phải rèn luyện khả năng kiên nhẫn. Để được thành công trong nghề luật thì cần phải có một khoảng thời gian để đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn, sau đó thì cần phải tham gia hoạt động thực tế đặt dưới sự quản lý và giám sát của một đơn vị cơ quan nhất định.

Thứ hai, cần trau dồi khả năng tranh luận và có kỹ năng tranh tụng, giữ đạo đức nghề nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng. Cần coi trọng sự thật để tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Thứ ba, cần trau dồi khả năng giao tiếp, diễn đạt có sức thuyết phục để giải quyết vấn đề một cách minh bạch và rõ ràng.

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Ngọc Quế Anh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.065