Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật Việt Nam hiện nay?

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi: Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào? Văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất trong Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật? Câu hỏi của anh H (Gia Kiệm).

Văn bản Quy phạm Pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này (theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).

Trong đó, Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện (theo Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).

Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật Việt Nam hiện nay?

Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật Việt Nam hiện nay? (Hình từ Internet)

Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật Việt Nam hiện nay?

Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật Việt Nam hiện nay được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, cụ thể gồm:

(1) Hiến pháp của Quốc hội;

(2) Bộ luật của Quốc hội;

(3) Luật của Quốc hội;

(4) Nghị quyết của Quốc hội;

(5) Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

(6) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

(7) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

(8) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

(9) Lệnh của Chủ tịch nước;

(10) Quyết định của Chủ tịch nước;

(11) Nghị định của Chính phủ;

(12) Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

(13) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

(14) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

(15) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

(16) Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

(17) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

(18) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

Không ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

(19) Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

(20) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

(21) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

(22) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

(23) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện;

(24) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

(25) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;

(26) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất trong Hệ thống Văn bản Quy phạm Pháp luật?

Tại Điều 119 Hiến Pháp 2013 quy định như sau:

Điều 119.

1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Theo quy định này thì Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Tại Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 4 của Luật này nhưng có chứa quy phạm pháp luật.

3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.

4. Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này.

Như vậy, trong việc ban hành quy phạm pháp luật, những hành vi sau là hành vi bị nghiêm cấm:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 4 của Luật này nhưng có chứa quy phạm pháp luật.

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.

- Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này.

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.381 
Việc làm mới nhất