Sinh viên học luật ra trường làm nghề gì?
Ngành luật là một ngành khá rộng. Nhiều người nghĩ học luật sau này sẽ làm luật sư nhưng sự thật không phải như thế. Vậy sinh viên học ngành luật sau này có thể làm những nghề gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này.
- Làm những công việc truyền thống như: Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công chứng viên,…
- Làm công chức nhà nước trong các cơ quan tổ chức nhà nước
- Nhân viên pháp chế, Chuyên viên pháp chế
- Giảng viên luật
- Thư ký pháp lý
- Chuyên viên nhân sự tiền lương (C&B)
- Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư, Thừa phát lại,…
>> Học và làm gì ở các nhóm ngành Luật?
>> Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?
>> Tâm sự của sinh viên Luật khi ra trường
Làm những công việc truyền thống như: Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công chứng viên,…
Sinh viên luật ra trường muốn đảm nhận những chức danh nghề nghiệp này thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, trình độ, và có chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm mới hành nghề được. Nhìn chung nếu học y mất 8 năm thì học luật xong học thêm nữa cũng tốn một khoảng thời gian khá dài. Ví như để trở thành một luật sư, bạn phải có bằng cử nhân Luật, có chứng chỉ lớp đào tạo luật sư và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề.
Làm công chức nhà nước trong các cơ quan tổ chức nhà nước
Mọi người thường nghe về các kỳ thi công chức chứ thì sinh viên luật khi tốt nghiệp cũng có thể dự thi các kỳ thi công chức mà có tuyển dụng ngành luật. Thường thì các cơ quan nhà nước từ cấp cơ sở đến trung ương đều tổ chức tuyển dụng công chức hằng năm nên sẽ có nhiều vị trí nghề nghiệp yêu cầu tốt nghiệp ngành luật cho bạn ứng tuyển.
Tuyển công chức thì thường sẽ có những yêu cầu cơ bản hay các chứng chỉ tin học, tiếng anh kèm theo. Mỗi vị trí công việc sẽ quy định rõ hình thức thi nên nếu định hướng làm công chức nhà nước thì cơ hội luôn rộng mở với bạn nha.
Nhân viên pháp chế, Chuyên viên pháp chế
Đây là vị trí công việc mà nhiều sinh viên luật định hướng lựa chọn khi tốt nghiệp. Hiện nay các tập đoàn lớn, công ty trong vào ngoài nước đều có một bộ phận pháp chế doanh nghiệp riêng của công ty để xử lý các rủi ro pháp lý, soạn thảo hợp đồng,… nên vị trí này hiện tại rất quan trọng và cần nguồn nhân sự vững chắc ổn định rất nhiều.
Ngoài các doanh nghiệp, bạn cũng có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Hoạt động của ngân hàng thường gắn liền với hợp đồng, đầu tư,.. nên tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhu cầu tuyển dụng pháp chế ngân hàng cũng rất lớn.
Giảng viên luật
Nhu cầu về giảng viên ngành luật ngày một tăng. Nếu bạn đam mê muốn nghiên cứu luật chuyên sau thì lộ trình phát triển của bạn có thể xuất phát từ việc tốt nghiệp cử nhân luật, học lên thạc sĩ luật. Sau đó học một khóa nghiệp vụ sư phạm và ứng tuyển vào những trường có nhu cầu tuyển dụng giảng viên luật.
Thư ký pháp lý
Thư ký pháp lý, Trợ lý luật sư là những công việc thiên về hỗ trợ pháp lý. Làm nhiệm vụ hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc chính là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…
Có rất nhiều công ty luật tuyển dụng thư ký pháp lý online, trực tổng đài giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các vấn đề pháp lý. Đây là vị trí công việc giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp nâng cao và phát triển mảng chăm sóc khách hàng nên rất đáng để thử nhé.
Chuyên viên nhân sự tiền lương (C&B)
Nếu bạn thích tính toán và làm việc với những con số bạn có thể trở thành một nhân viên hoặc chuyên viên mảng C&B tại các doanh nghiệp.
Nhân sự làm về C&B cần biết kiến thức về tiền lương bảo hiểm ngoài ra bạn cần có kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ về các vấn đề liên quan tơi quan hệ lao động, kỹ năng mềm trong giao tiếp với nhấn sự tại tổ chức, thương xuyên cập nhật thông tin chi tiết về luật lao động. Đây là yếu tố mà sinh viên luật thường có và cộng với kiến thức đã học ra trường các bạn sẽ làm tốt công việc này.
Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư, Thừa phát lại,…
Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nếu bạn dự định lựa chọn công việc nào cho sự nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đó xem mình có đủ tiêu, chuẩn, điều kiện không.
Đối với nghề: Thừa phát lại. Đây là cơ quan có chức năng tống đạt, lập vi bằng, tổ chức thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án…Hoạt động của Thừa phát lại vừa là độc lập vừa là giúp việc cho các Cơ quan tố tụng như Tòa án, Cơ quan thi hành án nhưng lại không phụ thuộc vào các cơ quan này.
Để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại, bạn cần phải có bằng cử nhân luật và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật pháp là 5 năm trở lên, có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về Thừa phát lại.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
-
Những điều sinh viên học ngành Luật cần chuẩn bị
Cập nhật 7 tháng trước -
06 kinh nghiệm tìm việc ngành luật cho sinh viên luật mới tốt nghiệp
Cập nhật 8 tháng trước -
04 điều cần biết về kỹ năng làm việc độc lập của sinh viên Luật
Cập nhật 8 tháng trước -
Sinh viên luật có thể thực tập ở đâu? Sinh viên luật đi thực tập có được trả lương không?
Cập nhật 8 tháng trước -
Cử nhân luật là ai? Khi nào trở thành cử nhân luật?
Cập nhật 11 tháng trước -
Học ngành luật có cần giỏi văn không?
Cập nhật 11 tháng trước
-
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 100 công chức năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
TPHCM tuyển dụng 19 công chức, viên chức theo Nghị định 140
Cập nhật 3 ngày trước -
Khối C gồm những ngành nào? Khối C gồm môn học nào? Khối C làm nghề gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng là gì? Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên pháp chế ngân hàng
Cập nhật 3 ngày trước -
Inc là gì? Sự khác nhau giữa Corp và Inc
Cập nhật 3 ngày trước -
Khám phá cách viết email xin thực tập cho sinh viên chi tiết nhất
Cập nhật 3 ngày trước
-
Cập nhật các bí quyết viết email xin tài trợ mới nhất
Cập nhật 3 giờ trước -
Điểm mới của bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15 tháng 02 năm 2024
Cập nhật 4 giờ trước -
Tặng bánh trung thu cho nhân viên có tính thuế TNCN không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Tốt nghiệp Cử nhân Luật có làm điều tra viên hình sự được không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cử nhân Luật vừa ra trường có được làm hòa giải viên thương mại không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Sinh hoạt công dân đầu khóa trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Cập nhật 3 ngày trước