Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định thế nào?

(có 1 đánh giá)

Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định thế nào? Thí sinh dự thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại có quyền yêu cầu phúc khảo bài thi không? câu hỏi của anh H (Hà Nội).

Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại? Có bao nhiêu bải kiểm tra và hình thức bài kiểm tra?

Nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định tại Điều 17 Thông tư 05/2020/TT-BTP như sau:

Nội dung và hình thức kiểm tra

1. Nội dung kiểm tra bao gồm:

a) Pháp luật về Thừa phát lại, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;

b) Kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.

2. Hình thức kiểm tra là kiểm tra viết, gồm 02 bài kiểm tra.

Bài kiểm tra thứ nhất về pháp luật về Thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.

Bài kiểm tra thứ hai về kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.

Theo đó, việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm những nội dung sau:

- Pháp luật về Thừa phát lại, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;

- Kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.

Cũng theo quy định này, việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được thực hiện dưới hình thức bài kiểm tra viết và gồm 02 bài kiểm tra:

(1) Bài kiểm tra thứ nhất về pháp luật về Thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.

(2) Bài kiểm tra thứ hai về kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.

Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định thế nào?

Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại được công bố khi nào?

Tại Điều 20 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra

1. Hội đồng kiểm tra có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành Kế hoạch kiểm tra; nội quy kỳ kiểm tra;

b) Thành lập các Ban của Hội đồng kiểm tra;

c) Quyết định danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra và thông báo cho Sở Tư pháp nơi có thí sinh tham dự kiểm tra, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra;

d) Tổ chức kiểm tra, chấm điểm kiểm tra, phúc khảo bài kiểm tra;

đ) Công nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại;

e) Hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại của thí sinh khi có căn cứ cho rằng thí sinh đó thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 6 Điều 8 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP mà vẫn tập sự, không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra hoặc có hành vi gian dối, vi phạm khác làm thay đổi kết quả tập sự, kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại;

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ kiểm tra;

h) Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức kiểm tra và kết quả của kỳ kiểm tra;

i) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Thông tư này.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại của thí sinh thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp sau khi Hội đồng kiểm tra đã giải thể.

Theo quy định này Hội đồng kiểm tra có quyền quyết định danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra và thông báo cho Sở Tư pháp nơi có thí sinh tham dự kiểm tra, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra.

Như vậy, danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại được công bố chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra.

Thí sinh dự thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại có quyền yêu cầu phúc khảo bài thi không?

Tại Điều 23 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:

Phúc khảo bài kiểm tra

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra, thí sinh không đồng ý với kết quả bài kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc khảo gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận đơn phúc khảo, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc khảo. Ban Phúc khảo gồm Trưởng Ban và ít nhất 02 thành viên. Các thành viên trong Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc khảo.

3. Việc chấm điểm phúc khảo được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này. Kết quả phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.

Theo đó, trong vòng 15 ngày, kể từ ngày Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra, thí sinh không đồng ý với kết quả bài kiểm tra của mình có quyền làm đơn phúc khảo gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.

Sau đó, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc khảo. Ban Phúc khảo gồm Trưởng Ban và ít nhất 02 thành viên. Các thành viên trong Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc khảo (trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận đơn phúc khảo).

Lưu ý: Việc chấm điểm phúc khảo được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư 05/2020/TT-BTP. Kết quả phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.

Như vậy, thí sinh dự kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại có quyền yêu cầu phúc khảo bài thi.

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.218 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Thừa Phát Lại hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Thừa Phát Lại
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Thừa Phát Lại hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Thừa Phát Lại