Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc mới nhất năm 2023 như thế nào?

(có 1 đánh giá)

Cho hỏi, Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc mới nhất năm 2023 như thế nào? Hướng dẫn cách viết mẫu? Phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh thì xử lý như thế nào? Câu hỏi của chị H.K ở Gia Lai.

Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc mới nhất năm 2023 như thế nào?

Cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc là cam kết mà nhân viên, người lao động của một công ty, doanh nghiệp ký kết, cam kết không tham gia vào các hoạt động nào liên quan đến công ty đối thủ cạnh tranh sau khi họ đã chấm dứt làm việc cho công ty hiện tại.

Mục tiêu của cam kết này là bảo vệ lợi ích của công ty, doanh nghiệp và đảm bảo tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. Bằng cách cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc, nhân viên đồng ý không tiết lộ thông tin bí mật, dự án, chiến lược, hoặc bất kỳ tài liệu nào có liên quan đến công ty cũ, và không tham gia vào bất kỳ hoạt động cạnh tranh không lành mạnh nào mà có khả năng gây hại đến lợi ích của công ty sau khi họ đã nghỉ việc.

Hiện nay, mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh không được quy định trong các văn bản pháp luật. Thông thường mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty. Có thể tham khảo mẫu sau đây:

Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc mới nhất năm 2023 như thế nào?

Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc mới nhất năm 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)

Thỏa thuận cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh có hợp pháp?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 có quy định công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

Theo đó, một trong những quyền cơ bản của công dân là được quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Trên tinh thần đó, tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ:

Quyền làm việc của người lao động

1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

...”

Theo đó, người lao động có quyền tự do chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Đồng thời, tại khoản 6 Điều 9 Luật Việc làm 2013 cũng quy định:

Những hành vi bị nghiêm cấm

...

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.”

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, người lao động có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc ở bất cứ đâu trên cơ sở pháp luật không cấm mà không ai được phép cản trở, gây khó khăn.

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động, tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 đã ghi nhận nội dung sau:

Nội dung hợp đồng lao động

…..

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.”

Trên cơ sở quy định này, nhiều doanh nghiệp và người lao động đã tiến hành ký cam kết về việc không làm việc cho đối thủ trong một thời gian nhất định để đảm bảo người lao động không thể tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù có vẻ như cam kết này đã xâm phạm quyền tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động. Nhưng nếu người lao động đã tự nguyện ký vào bản cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì đồng nghĩa người lao động đã lựa chọn từ bỏ quyền này.

Như vậy, việc ngăn cấm người lao động làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp khác sau khi kết thúc hợp đồng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng bí mật kinh doanh được xem là xương sống của doanh nghiệp này thì có thể thỏa thuận với người lao động để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng.

Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đều tự nguyện xác lập cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì đây được coi là thỏa thuận hợp pháp. Nếu vi phạm cam kết, người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động theo mức phạt đã thỏa thuận.

Vì vậy, người lao động phải cân nhắc một khi đã ký cam kết cần phải tuân thủ quy định trong khoản thời gian và phạm vi nhất định thì mới có thể tham gia cho các doanh nghiệp đối thủ.

Phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh thì xử lý như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định:

Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

...

3. Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:

a) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;

b) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

4. Đối với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.”

Theo đó, khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, cụ thể là sang làm việc cho công ty đối thủ cạnh tranh thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên như quy định trên.

(có 1 đánh giá)
Mai Hoàng Trúc Linh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.319