Vụ bé 2 tuổi bị đánh tại trường: Người đàn ông đánh bé bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Sáng 1-10, mạng xã hội lan truyền đoạn clip 1 người đàn ông xông vào lớp học giật tóc bạn học cùng lớp của của con mình. Đoạn clip đã được chia sẻ rộng rãi và đa phần mọi người đều phẫn nộ trước hành vi của người đàn ông trên. Nhiều người thắc mắc liệu với hành động như vậy ông ta có chịu sự trừng phạt của pháp luật?
Tóm tắt vụ việc
Đoạn clip này xuất phát từ Trường mầm non Trumpkids (Lào Cai), cháu bé bị giật tóc là BA. Như diễn tiến đoạn clip, khi cô giáo đang nói chuyện với bé BA thì một người đàn ông đi từ phía ngoài xông vào tát mạnh vào mặt bé A. khiến cháu òa khóc.
Người đàn ông này còn giật ngửa tóc bé A. ra phía sau, dùng tay đánh mạnh vào chân và mặt bé nhiều lần. Cuối cùng, ông ta chỉ tay vào mặt bé, bắt khoanh tay xin lỗi rồi mới rời khỏi lớp.
Nguyên sự việc được cho là hai cháu nhỏ chơi với nhau nhưng đã xảy ra tình trạng giành đồ chơi bé A có ý định cắn vào tay của bạn (con người đàn ông) trong lúc vào đón con người đàn ông đã chứng kiến nên vì vậy mới xảy ra tình huống gây phẫn nộ.
Pháp luật quy định
Người đàn ông trong clip đã phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016. Điều 6 Luật Trẻ em quy định nghiêm cấm hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 cũng khẳng định trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em; nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Do đó, mọi hành vi bạo lực, đánh đập trẻ em đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hiện nay các hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em sẽ bị xử lý theo Nghị định 144/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Cụ thể điểm a, khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013 quy định: Phạt tiền từ 5 triệu - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi như xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em đó.
-
Làm thế nào để thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức?
Cập nhật 3 ngày trước -
Mẫu đơn xin thực tập dành cho sinh viên và hướng dẫn viết đơn xin thực tập
Cập nhật 3 ngày trước -
Người sử dụng lao động có phải tăng lương định kỳ hằng năm cho người lao động hay không?
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu giấy xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay đang sử dụng là mẫu nào? Thủ tục xin cấp giấy xác nhận thực hiện ra sao?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch viên chức là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức hiện nay sẽ bao gồm những nội dung nào?
Cập nhật 6 ngày trước -
8 cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Cập nhật 11 giờ trước -
Thời gian công tác của người được nhận vào làm công chức nhà nước được tính như thế nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 6 ngày trước
-
Tuyển sinh Học viện Cảnh sát nhân dân 2023
Cập nhật 5 giờ trước -
Để được phong hàm Giáo sư ngành luật học thì cá nhân bắt buộc phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
Cập nhật 11 giờ trước -
Có thể hành nghề công chứng viên ngay khi tốt nghiệp chuyên ngành luật hay không?
Cập nhật 11 giờ trước -
Thời gian công tác pháp luật tối thiểu để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên là bao nhiêu năm? Cách tính thời gian công tác pháp luật như thế nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
8 cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Cập nhật 11 giờ trước -
Năm 2023, Tổng cục Thi hành án dân sự tuyển dụng 08 công chức
Cập nhật 11 giờ trước