Brand Manager là làm gì? Cách tạo CV Brand Manager

(có 1 đánh giá)

Hình thức, nội dung của CV rất quan trọng, đặc biệt là đối với CV Brand Manager rất cần được đầu tư. Vậy để làm thế nào để tạo được CV Brand Manager thu hút nhà tuyển dụng? – Ánh Thi (TPHCM)

Brand Manager là làm gì? Cách tạo CV Brand Manager

Cách tạo CV Brand Manager thu hút (Hình từ internet)

Brand Manager là làm gì?

Trước khi tạo CV Brand Manager thì chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua Brand Manager là gì?

Có thể hiểu, Brand Manager là người chịu trách nhiệm đảm bảo thương hiệu luôn được biết đến (thông qua quảng cáo, nghiên cứu thị trường,…), theo kịp xu hướng và không bao giờ trở nên nhàm chán trong mắt của khách hàng.

Do đó, đòi hỏi Brand Manager luôn phải lên kế hoạch để thúc đẩy và thay đổi nhận thức của cộng đồng về thương hiệu công ty.

Thông thường, các công ty sẽthuê Brand Manager về để làm việc tại team “in-house” cho riêng họ, và các Brand Manager sẽ chỉ làm việc cho một thương hiệu duy nhất. Ngoài ra thì Bên cạnh đó, họ cũng có thể làm việc cho nhiều thương hiệu cùng một lúc.

Cách tạo CV Brand Manager thu hút

CV Brand Manager là một thuật ngữ tiếng Anh, cụm từ này có thể được hiểu là hồ sơ xin việc cho vị trí việc làm quản trị thương hiệu của công ty.

Quản trị thương hiệu là một phân ngành cấp cao của marketing hiện đại, người làm việc ở vị trí này, ngoài yêu cầu có bằng cấp ra, thì khả năng sáng tạo cao trong công việc sẽ là một lợi thế.

Khác với những CV thông thường, CV Brand Manager cần tập trung vào mục kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, nhất là mảng quản lý thương hiệu.

Dưới đây là một số nội dung cần lưu ý:

1. Mục tiêu nghề nghiệp

Với nội dung này trong CV Brand Manager, nhà tuyển dụng sẽ biết được dự định cũng như mục tiêu phát triển trong tương lai của ứng viên như thế nào, có thực sự nghiêm túc khi ứng tuyển hay không?

Mục tiêu không cần quá phức tạp, chỉ cần có thể khẳng định được bản thân mình trong một đến hai câu ngắn gọn nhưng phải có “trọng lượng”.

2. Học vấn

Ngại ngầng gì mà không điền vào CV rằng bạn đã từng học tại một trường đào tạo hay kể cả là một khóa đào tạo chuyên môn về lĩnh vực ứng tuyển (như việc làm Marketing).

Nhà tuyển dụng cũng sẽ quan tâm việc ứng viên của mình đã được đào tạo kiến thức nền tảng, phù hợp với vị trí ứng tuyển.

3. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là phần được chú ý trong CV Brand Manager, nhà tuyển dụng rất muốn biết được ứng viên đã từng làm việc ở những vị trí như nào và nó có giúp gì được cho quá trình phát triển bản thân của bạn không.

Mỗi một công việc đều sẽ có một điểm mạnh riêng, vì thế, hãy khôn khéo lựa chọn những kinh nghiệm của mình một cách hợp lý nhất, những thông tin mà bạn nghĩ rằng có thể hữu ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn.

4. Kỹ năng

Trong một CV với bất kỳ một công việc nào cũng yêu cầu có những kỹ năng phù hợp, việc thể hiện ra được kỹ năng của mình sẽ tạo cho bạn một điểm nhấn khác biệt.

Kỹ năng tin phòng

Khả năng làm việc nhóm

Khả năng xử lý tình huống tốt trong mọi hoàn cảnh

Khả năng giao tiếp tốt

Một số lưu ý về hình thức CV

- Trình bày trong CV sao cho dễ nhìn mà đầy đủ nhất có thể, các thông tin phải thể hiện rõ được con người bạn một cách bao quát nhất, sẽ giúp nhà tuyển dụng ghi nhớ, và điều này thì có lợi cho cuộc phỏng vấn của bạn.

- Vì vị trí brand manager có tính chất công việc riêng, nên hãy show ra được hết những khả năng của mình với mục đích phục vụ cho công việc nhé.

- Tránh cho quá nhiều thông tin lan man, không phù hợp với vị trí ứng tuyển của mình, điều đó chỉ gây xao nhãng cho nhà tuyển dụng mà thôi.

- Cẩn thận cả những thứ đơn giản như font chữ, cỡ chữ không đồng nhất, quá màu mè hoặc có những họa tiết không phù hợp, và đặc biệt chú ý tới các lỗi chính tả trước khi gửi.

- Bản CV này nên được cập nhật và điều chỉnh thông tin liên tục để phù hợp với vị trí ứng tuyển.

(có 1 đánh giá)
Dương Châu Thanh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.195