Đơn vị nào được quyền thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật? Có được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động không?

(có 2 đánh giá)

Tôi có thắc mắc là theo quy định hiện nay thì những đơn vị nào được quyền thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật và trung tâm có được nhà nước hỗ trợ kinh phí để hoạt động không? Câu hỏi của anh Nam (Hà Nội).

Đơn vị nào được quyền thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định như sau:

Cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật

Cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP bao gồm:

1. Cơ sở đào tạo chuyên ngành luật được thành lập hợp pháp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được phép đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học luật hoặc cấp bằng tốt nghiệp trung cấp luật.

2. Cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học pháp lý.

Chiếu theo quy định này thì những đơn vị sau được quyền thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật nếu thỏa mãn các điều kiện do luật định:

- Cơ sở đào tạo chuyên ngành luật được thành lập hợp pháp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được phép đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học luật hoặc cấp bằng tốt nghiệp trung cấp luật.

- Cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học pháp lý.

Đơn vị nào được quyền thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật? Có được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động không?

Đơn vị nào được quyền thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật? (Hình từ Internet)

Theo quy định thì Trung tâm tư vấn pháp luật có cơ cấu tổ chức ra sao?

Tại Điều 2 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP gồm có: Giám đốc, tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là luật sư), kế toán, thủ quỹ. Trung tâm tư vấn pháp luật có thể có Phó Giám đốc và nhân viên khác.

2. Giám đốc Trung tâm do tổ chức chủ quản lựa chọn và bổ nhiệm trong số các tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm không được đồng thời kiêm nhiệm Trưởng Chi nhánh.

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

3. Quyền, nghĩa vụ của Phó Giám đốc và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quy định.

Đối chiếu với quy định trên thì cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm:

- Giám đốc;

- Tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là luật sư)

- Kế toán, thủ quỹ.

Lưu ý: Trung tâm tư vấn pháp luật có thể có Phó Giám đốc và nhân viên khác nếu có nhu cầu.

Trung tâm tư vấn pháp luật có được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động hay không?

Tại Điều 9 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:

Kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động theo cơ chế tự trang trải về tài chính. Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật gồm:

1. Kinh phí để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị - xã hội đối với Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chính trị - xã hội thành lập;

2. Kinh phí được cấp từ việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

3. Thù lao thu được từ hoạt động tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;

4. Các khoản hỗ trợ của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được trích từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp; các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên thì Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động theo cơ chế tự trang trải về tài chính. Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật gồm:

- Kinh phí để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị - xã hội đối với Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chính trị - xã hội thành lập;

- Kinh phí được cấp từ việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

- Thù lao thu được từ hoạt động tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;

- Các khoản hỗ trợ của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được trích từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp; các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Trung tâm tư vấn pháp luật không được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

 

(có 2 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.296