Hình phạt nào cho "Cậu IT" Nhâm Hoàng Khang
Ngày 04/10 Cục cảnh sát hình sự (C02) - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam bị can Nhâm Hoàng Khang (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) về hành vi "Cưỡng đoạt tài sản". Cư dân mạng rất bất ngờ không biết Khang phạm tội gì và sẽ đối diện với mức hình phạt nào.
Theo nguồn tin trên, Cục Cảnh sát Hình sự (C02) đã nhận được đơn tố cáo Nhâm Hoàng Khang có hành vi đột nhập vào trang web liên quan sai phạm hoạt động cờ bạc.
Theo đó, bằng trình độ cao, Nhâm Hoàng Khang đã đột nhập, nắm các dữ liệu, bằng chứng của trang web rồi quay sang đe dọa, tố cáo các sai phạm đến cơ quan điều tra. Khang buộc chủ nhân trang web sai phạm nói trên phải chuyển 500 triệu vào tài khoản cho mình. Sau nhiều lần bàn bạc, Khang đồng ý nhận 400 triệu và tiền đã được chuyển.
Với số tiền chiếm đoạt khoảng 400 triệu đồng, Nhâm Hoàng Khang sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, có khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù giam.
Theo quy định của pháp luật, cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây là một trong các tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu. Hành vi cưỡng đoạt tài sản dẫn đến hậu quả là việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ nạn nhân sang người phạm tội một cách trái ý muốn, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công dân.
Pháp luật quy định tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành hình thức, tức là chỉ cần thực hiện hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần khiến nạn nhân sợ hãi và chuyển giao tài sản thì đã cấu thành tội phạm.
Dù giá trị tài sản chiếm đoạt ít, hoặc người phạm tội chưa nhận được tài sản thì họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ những thông tin mà Khang nắm được là gì, hành vi đe dọa uy hiếp tinh thần được thể hiện thông qua các tài liệu chứng cứ nào.
Chứng cứ có thể thể hiện qua ghi âm, tin nhắn, hình ảnh hoặc số tiền mà nạn nhân chuyển cho Khang. Nếu trường hợp Khang chưa nhận được tiền nhưng các tài liệu chứng cứ cho thấy bị can đã đe dọa uy hiếp tinh thần của nạn nhân để buộc họ phải chuyển giao tài sản thì lập trình viên này vẫn bị truy tố về tội Cưỡng đoạt tài sản.
-
Bộ Công thương tuyển dụng công chức pháp chế năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cập nhật 2 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 5 ngày trước -
Thủ tục thành lập công ty luật năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Cách phân biệt công ty luật và công ty thông thường
Cập nhật 15 giờ trước -
Để trở thành người tập sự trợ giúp pháp lý thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 21 giờ trước -
Văn phòng Chính phủ tuyển dụng công chức năm 2023 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP
Cập nhật 21 giờ trước -
Người bào chữa trong vụ án hình sự có bắt buộc phải là luật sư hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên hay không theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 ngày trước