Làm thế nào để tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng?
Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 so với pháp luật hôn nhân và gia đình trước đây, là ngoài việc ghi nhận chế độ tài sản theo luật định, còn thừa nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận. Theo đó, trước khi trở thành vợ chồng của nhau, hai bên nam, nữ có quyền quyết định lựa chọn chế độ tài sản cho vợ chồng sau nhằm đảm bảo hôn nhân bền vững, không vụ lợi và giảm thiểu các tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn. Do đó, để giúp mọi người hiểu thêm về nội dung này, nên hôm nay tôi sẽ làm một Video mới với chủ đề “Làm thế nào để tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng”.
-
Khái niệm và ý nghĩa chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
Về khái niệm: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là chế độ tài sản được vợ chồng xác lập theo thỏa thuận bằng văn bản trước khi kết hôn trên nguyên tắc tự do, tự nguyện. Nội dung của thỏa thuận sẽ do vợ chồng cùng thảo luận, bàn bạc và thống nhất với nhau về các vấn đề xoay quanh đến tài sản của họ như căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung và tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ của vợ,chồng đối với các loại tài sản đó; và nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng.
Về ý nghĩa: Quy định này đảm bảo được quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình, là cơ sở để bảo vệ tài sản riêng của từng cá nhân. Thông qua đó, cho phép vợ chồng có kế hoạch dự trù tài sản riêng hay tài sản chung trong hôn nhân một cách hiệu quả, tránh xung đột, và góp phần giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.
Hơn nữa, việc lập hôn ước có thể củng cố vững chắc quan hệ vợ chồng, giúp cuộc hôn nhân lâu bền, tránh trường hợp vụ lợi trong hôn nhân và giảm các tranh chấp khi ly hôn.
Ngoài ra, quy định này cũng góp phần giảm chi phí khi ly hôn và giúp Tòa án xác định được tài sản riêng, tài sản chung nhanh chóng và dễ dàng hơn.
-
Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Để thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực, thì nó phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Về mặt hình thức
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn (Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Như vậy:
- Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn. Theo đó, nếu trước khi xác lập hôn nhân, vợ chồng không có thỏa thuận, thì sau khi xác lập hôn nhân, họ không có quyền thỏa thuận để xác lập chế độ tài sản này. Khi đó, chế độ tài sản theo luật định sẽ mặc nhiên được áp dụng.
- Cũng tương tự như vậy, nếu có thỏa thuận xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, nhưng họ lại không xác lập quan hệ hôn nhân => thì thỏa thuận này sẽ không có giá trị pháp lý (bởi lẽ thỏa thuận chỉ có giá trị pháp lý khi họ trở thành vợ chồng của nhau).
- Thỏa thuận này phải được xác lập dưới hình thức văn bản, có chữ ký của các bên và phải được công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy định thì mới có giá trị pháp lý.
Lưu ý với mọi người: Về bản chất, thỏa thuận của vợ chồng là một giao dịch dân sự, do đó nó phải tuân theo quy định của pháp luật về những điều kiện có hiệu lực của giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 mọi người nhé. Cu thể gồm: (1) Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện; (3) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thứ hai: Thỏa thuận này không được vi phạm các nguyên tắc chung đối với chế độ tài sản của vợ chồng. Cụ thể là (1) không xâm phạm đến quyền bình đẳng giữa vợ chồng, (2) không xâm phạm đến lợi ích chung của gia đình; và (3) không xâm phạm đến quyền lợi của người thứ ba (Theo quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Ngoài ra, nội dung của thỏa thuận này không được vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình mọi người nhé. Nếu vi phạm một trong các nội dung nêu trên, thì thỏa thuận này sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự (Theo quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).
Thứ ba: Vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, thay đổi chế độ tài sản theo thỏa thuận của họ bất kỳ lúc nào sau khi kết hôn. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi này phải theo những quy định chung về thủ tục giống như khi xác lập thỏa thuận ban đầu.
Theo đó, vợ chồng có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Ngoài ra, pháp luật vẫn cho phép họ được thay đổi chế độ tài sản và áp dụng chế độ tài sản theo luật định trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù trước đó đã áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Thứ tư: Hiệu lực đối kháng với bên thứ ba
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không chỉ có hiệu lực đối với vợ chồng mà còn có thể phát sinh hiệu lực đối với người thứ ba. Do vậy, khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin có liên quan. Nếu vợ chồng vi phạm, thì người thứ ba được xem là ngay tình và được pháp luật về dân sự bảo vệ.
-
Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là quyền của vợ chồng, do vậy nội dung của thỏa thuận này được xây dựng dựa vào ý chí của hai bên. Tuy nhiên, trong văn bản thỏa thuận nên đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Phải xác định được rõ ràng đâu là tài sản chung, đâu tài sản riêng của vợ, chồng;
Thứ hai: Phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; cũng như tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Thứ ba: Quy định rõ điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
Thứ tư: Và các nội dung khác có liên quan theo ý muốn của các bên.
(Theo quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Trong phần nội dung xác định quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản, hai bên có thể thỏa thuận phương pháp xác định tài sản theo một trong các phương án sau đây:
(1) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
(2) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng, mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
(3) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung, mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
(4) Hoặc được xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
(Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP).
Và một lưu ý lớn với mọi người: Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng => thì chế độ tài sản theo luật định sẽ được áp dụng mọi người nhé.
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 6 ngày trước -
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 18 giờ trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 6 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 8 ngày trước