Mục đích thành lập của Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn?
Cho tôi hỏi: Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập với mục đích gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Liên đoàn được quy định ra sao và có những đơn vị, đơn vị phụ thuộc nào thuộc Liên đoàn? câu hỏi của chị A (Hà Nội).

Mục đích thành lập của Liên đoàn Luật sư Việt Nam?
Mục đích thành lập của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được quy định tại Điều 1 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
Tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam
1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên Liên đoàn; thực hiện chế độ tự quản của tổ chức luật sư trong phạm vi cả nước nhằm xây dựng các giá trị chuẩn mực của luật sư Việt Nam, phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Liên đoàn Luật sư Việt Nam mở rộng quan hệ với các tổ chức luật sư trên thế giới, tham gia các tổ chức quốc tế có hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác nghề nghiệp giữa đội ngũ luật sư các nước và góp phần xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập với các mục tiêu sau:
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên Liên đoàn;
- Xây dựng các giá trị chuẩn mực của luật sư Việt Nam, phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Mục đích thành lập của Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được quy định thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được quy định tại Điều 4 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam
1. Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 65 của Luật Luật sư.
2. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.
3. Đại diện và bảo vệ quyền hành nghề, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế và hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên.
5. Quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn.
6. Báo cáo quyết toán tài chính về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách, nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Theo quy định trên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 65 của Luật Luật sư.
- Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.
- Đại diện và bảo vệ quyền hành nghề, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Thực hiện hợp tác quốc tế và hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên.
- Quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn.
- Báo cáo quyết toán tài chính về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách, nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Có những cơ quan và đơn vị nào trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam?
Cơ quan và đơn vị nào trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam được quy định tại Điều 5 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
Các cơ quan và đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam
1. Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
2. Hội đồng Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.
3. Ban Thường vụ Liên đoàn là cơ quan điều hành của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
4. Văn phòng Liên đoàn, Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Ủy ban là cơ quan giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
5. Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Như vậy, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có những đơn vị và đơn vị trực thuộc sau:
- Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc;
- Hội đồng Luật sư toàn quốc;
- Ban Thường vụ Liên đoàn;
- Văn phòng Liên đoàn, Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Ủy ban;
- Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
-
Luật sư nước ngoài có được làm người bào chữa hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Trong một vụ án hình sự luật sư được bào chữa cho tối đa bao nhiêu người?
Cập nhật 2 ngày trước -
Đã có kết quả tập sự hành nghề Luật sư đợt 2 năm 2023 phía nam
Cập nhật 8 ngày trước -
Những kỹ năng luật sư tranh tụng cần có
Cập nhật 3 ngày trước -
Học Luật sư có khó không?
Cập nhật 3 ngày trước -
Luật sư có được bào chữa cho người thân của mình không?
Cập nhật 29 ngày trước
-
Đại học là con đường “ngắn nhất” đi đến thành công chứ không phải là con đường duy nhất.
Cập nhật 2 ngày trước -
Mục tiêu học của việc học đại học
Cập nhật 2 ngày trước -
06 Câu chúc cuối email giúp NTD đánh giá cao bạn
Cập nhật 2 ngày trước -
Ban tự nhiên gồm những môn nào? Ngành nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày xuất ngũ năm 2022, 2023 là ngày nào? Các chế độ sau khi xuất ngũ quy định như thế nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động online năm 2023?
Cập nhật 7 ngày trước -
Ngày xuất ngũ năm 2024 là ngày nào? Xuất ngũ sẽ được hưởng các chế độ nào?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Có thể vừa làm Thừa phát lại vừa làm Công chứng viên không?
Cập nhật 6 giờ trước -
Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi đang có công việc ổn định không?
Cập nhật 11 giờ trước -
Luật sư nước ngoài có được làm người bào chữa hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?
Cập nhật 1 ngày trước -
Trường Đại học Luật TPHCM có những khoa gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Trong một vụ án hình sự luật sư được bào chữa cho tối đa bao nhiêu người?
Cập nhật 2 ngày trước