Vai trò của nghề luật sư là gì? Có bao nhiêu Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề luật sư?

(có 2 đánh giá)

Xin cho tôi hỏi vai trò của nghề luật sư là gì? Có bao nhiêu Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề luật sư? - Minh Hiệp (Hòa Bình)

Vai trò của nghề luật sư là gì? Có bao nhiêu Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề luật sư?

Vai trò của nghề luật sư là gì? Có bao nhiêu Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề luật sư? (Hình từ internet)

Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

1. Vai trò của nghề luật sư là gì?

Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng và bảo vệ công bằng xã hội. Cụ thể như sau:

(1) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

- Luật sư cung cấp thông tin, giải thích pháp luật và đưa ra lời khuyên cho cá nhân, tổ chức về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

- Luật sư đại diện cho cá nhân, tổ chức trong các vụ việc tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính...) và ngoài tố tụng.

- Luật sư tham gia tố tụng hình sự để bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo, đảm bảo họ được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

(2) Góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Luật sư có thể tham gia góp ý dự thảo luật, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn.

- Luật sư nghiên cứu, ứng dụng pháp luật vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

(3) Nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng

- Luật sư tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng.

- Luật sư tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp, góp phần giảm thiểu các vụ việc đưa ra tòa án.

(4) Góp phần bảo vệ công bằng xã hội

- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, góp phần đảm bảo công bằng trong xét xử.

- Luật sư phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ công bằng xã hội.

2. Có bao nhiêu Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề luật sư?

Căn cứ Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư được ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ, bao gồm 32 quy tắc

- Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư

- Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

- Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư

- Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng

- Quy tắc 5. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

- Quy tắc 6. Tôn trọng khách hàng

- Quy tắc 7. Giữ bí mật thông tin

- Quy tắc 8. Thù lao

- Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng

- Quy tắc 10. Tiếp nhận vụ việc của khách hàng

- Quy tắc 11. Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng

- Quy tắc 12. Thực hiện vụ việc của khách hàng

- Quy tắc 13. Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng

- Quy tắc 14. Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý

- Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích

- Quy tắc 16. Thông báo kết quả thực hiện vụ việc

- Quy tắc 17. Tình đồng nghiệp của luật sư

- Quy tắc 18. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp

- Quy tắc 19. Cạnh tranh nghề nghiệp

- Quy tắc 20. Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp

- Quy tắc 21. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp

- Quy tắc 22. Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư

- Quy tắc 23. Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân

- Quy tắc 24. Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư

- Quy tắc 25. Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư

- Quy tắc 26. Quy tắc chung khi tham gia tố tụng

- Quy tắc 27. Ứng xử tại phiên tòa

- Quy tắc 28. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

- Quy tắc 29. Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác

- Quy tắc 30. Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác

- Quy tắc 31. Thông tin, truyền thông

- Quy tắc 32. Quảng cáo

(có 2 đánh giá)
Hồ Quốc Tuấn
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.500 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Luật sư hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Luật sư
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Luật sư hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Luật sư
Việc làm mới nhất