Quy định thêm về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với nhiều điều được sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế cho Bộ luật Lao động 2012, có những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động trong đó có quy định về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động.
Tại điều 32 của Bộ luật lao động hiện hành quy định về 05 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động cụ thể như sau:
“Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.”
Theo đó, trong Bộ luật lao động 2019 quy định thêm 03 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nâng tổng số lên thành 08 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động. 03 quy định mới lần lượt là:
“NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;”
Ngoài ra Luật mới còn mở rộng đối tượng Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự được tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong đó bổ sung thêm “Nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ” cũng được tạm hoãn hợp đồng lao động.
Bản chất của tạm hoãn hợp đồng là ngừng hợp đồng trong một thời gian nhất định, trong thời gian này, đơn vị không có nghĩa vụ thanh toán lương.
Tuy nhiên hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động người lao động có quyền ký kết hợp đồng lao động lại.
Việc mở rộng quy định thêm các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động có xu hướng bảo vệ quyền lợi của người lao động.
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 3 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 10 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước