Quyền và lợi ích lao động giúp việc nhà quy định trong pháp luật Việt Nam

Cuộc sống ngày một phát triển người phụ nữ có quá nhiều vấn đề cần phải quan tâm ngoài chuyện bếp núc chăm lo nhà cửa thì còn phải lo chuyện xã hội. Vậy nên nghề giúp việc nhà giống như là “cánh tay phải” giúp cho các chị em phụ nữ đỡ nhọc nhằn và có nhiều thời gian hơn. Ở các thành phố lớn nhu cầu cần tìm người giúp việc nhà rất cao và kéo theo đó là nhiều chuyện bất cập xảy ra giữa gia chủ và người giúp việc vậy quyền và lợi ích của người lao động giúp việc nhà trong pháp luật Việt Nam được quy định như thế nào? Bài viết sẽ đi phân tích rõ hơn ngành nghề này.

Bộ Luật lao động 2012 quy định về quyền và lợi ích lao động giúp việc nhà

Khái niệm lao động giúp việc nhà

Điều 179 Bộ Luật lao động 2012 quy định:

Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.

Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn.

Ký kết hợp đồng lao động như hầu hết các ngành nghề khác

Điều 180 Bộ Luật lao động 2012 nêu rõ: Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.

Thời hạn của hợp đồng là do hai bên thỏa thuận và một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước 15 ngày.

Trong hợp đồng yêu cầu ghi rõ về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở .

Quyền của người lao động là người giúp việc gia đình

Được hưởng lương phù hợp trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động;

Được nhận khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ người sử dụng lao động theo quy định pháp luật để tự lo bảo hiểm

Được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ hợp vệ sinh nếu có thỏa thuận

Được người sử dụng lao động trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Bên cạnh đó tại điều 181, 183 Bộ Luật lao động 2012 cũng quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũng như các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động như: ngược đãi, quấy rối, cưỡng bức, dùng vũ lực đối với người lao động giúp việc nhà; giao việc không theo hợp đồng; giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

Nghĩa vụ của người lao động là người giúp việc nhà

Điều 182 Bộ Luật dân sự 2012 nêu rõ người lao động là người giúp việc nhà có những nghĩa vụ sau:

1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng lao động.

2. Phải bồi thường theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.

3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.

4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật.

Thực tế việc áp dụng luật bảo vệ quyền và lợi ích của lao động giúp việc nhà chưa thật sự hiệu quả

Ngày nay, Pháp luật đã thừa nhận người giúp việc gia đình cũng được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ theo Bộ Luật lao động 2012. Như vậy, người giúp việc cũng được coi là người lao động bình thường và được hưởng các quyền và lợi ích vốn có của người lao động tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập xảy ra xoay quanh quá trình ký kết hợp đồng, lương thưởng, thời giờ nghỉ phép mà xuất phát chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết và ý chí chủ quan của người lao động.

Mặc dù Bộ Luật lao động 2012 quy định phải có hợp đồng lao động căn bản ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động là người giúp việc nhà, tuy nhiên trong thực tế hầu hết các thỏa thuận công việc giữa gia chủ (người sử dùng lao động) và người lao động giúp việc nhà là ký kết bằng miệng vì họ không muốn ràng buộc pháp lý mà không hiểu rõ luật cũng như lợi ích khi ký kết hợp đồng dẫn đến tranh chấp xảy ra có khó căn cứ xử lý.

Hơn 90% lao động giúp việc nhà không tham gia Bảo hiểm y tế.Theo quy định, lao động là người giúp việc nhà không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và việc yêu cầu người sử dụng chi trả thêm một khoản tiền ngoài tiền lương để người lao động tự tham gia bảo hiểm theo quy định của Bộ Luật lao động 2012 là chưa rạch ròi trong khi đóng bảo hiểm cho người lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động.Có rất nhiều người lao động không hiểu biết rõ quyền lợi của mình được hưởng thêm khoản tiền để tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện dẫn đến khoản tiền đó chưa được thực hiện hiệu quả.

Tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP đã quy định rõ thời gian làm việc thời gian nghỉ ngơi, nghỉ hằng tuần, nghĩ lễ tết hằng năm của lao động giúp việc nhà cụ thể
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do hai bên thỏa thuận nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục.

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương.

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương.

Tuy nhiên trên thực tế không phải gia chủ nào cũng áp dụng đúng chế độ nghỉ theo quy định của pháp luật dẫn đến ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động. 

Mặc dù đã thừa nhận nghề này là một nghề chính thức và được hưởng quyền và lợi ích theo quy định của Bộ Luật lao động 2012 tuy nhiên vấn đề về trách nhiệm của người sử dụng lao động về việc đăng ký sử dụng lao động, các quy định liên quan đến vấn đề thai sản vẫn chưa được đề cập rõ ràng.

Tại Việt Nam nhu cầu sử dụng lao động giúp việc nhà ngày càng nhiều, việc củng cố hoàn thiện luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động giúp việc nhà là quan trọng và cần thiết.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.121