Sinh viên Luật - Ý thức “Luật”

(có 1 đánh giá)

Nâng cao ý thức cho sinh viên nói chung, sinh viên Luật nói riêng luôn được đề cao trong quá trình đào tạo, vậy tại sao phải phải xây dụng ý thức sinh viên Luật?

https://lh4.googleusercontent.com/HntD23UJErKKNs9cqdiVzUO6xQOgb5XpT_83BHC9nj8ElnYwHyvCCuxijweO3wmpHgMM2Yd7HOb-w-rN9Yc5VaYoGgjxVPOOJ9GJbAIH2PuC8kSScfgR5nPhIrRPEprySPC6wIK8pGPo2Rnm

Sinh viên Luật - Ý thức “Luật” (Hình từ internet)

 

Ý thức sinh viên

Ý thức được nghiên cứu và lý giải rất sớm từ những ngày đầu tiên của khoa học. Theo Triết học, Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm tin, ... của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người. Xa hơn là Trong lâm sàng tâm thần học, ý thức được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Ở đây chủ yếu là mức độ sáng sủa, tỉnh táo của tâm thần, mức độ nhận thức của người bệnh về bản thân mình và mối liên hệ giữa bản thân mình với môi trường xung quanh.

Tổng quan, ý thức là quan niệm là sự nhận thức nhìn nhận tương quan giữa bản thân và thế giới, sự tác động giữa bên trong và bên ngoài của một con người, từ đó ảnh hưởng đến hành động và tư duy suy nghĩ của người đó đến các mối quan hệ xung quanh.

Sinh viên luôn là đối tượng được chú ý và đầu tiêm mũi nhọn của sự phát triển của một đất nước, một quốc gia. Được học tập những môi trường phát triển tốt nhất và sự quan tâm đầu tư từ nhiều tầng lớp từ gia đình đến xã hội, cùng với đó là những áp lực tương ứng như áp lực đồng trang lứa, áp lực thành tích, áp lực kỳ vọng, sự bốc đồng của tuổi trẻ,... Từ đó, sinh viên luôn được mong chờ sẽ có một ý thức, một hình ảnh chuẩn mực có nề nếp, có đạo đức để trở thành một công dân tốt trong tương lai và cũng là tấm gương cho các học sinh, trẻ em noi theo.

Sinh viên Luật - Ý thức “Luật”

Sinh viên nói chung, sinh viên Luật nói riêng, thật sự sẽ trở thành những con người nắm trong tay vận mệnh của quốc gia và ảnh hưởng đến cả tương lai của thế giới. Và ý thức sẽ góp phần ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề này, ý thức là chiếc chìa khóa, là hệ điều hành chỉ huy tất cả những định hướng, những quyết định của mỗi con người. Nhất là đối với sinh viên Luật, một ngành học được trông đợi mang tính kỷ luật, quy định và khuôn mẫu,... Để là một sinh viên luật chuẩn mực chắc có lẽ sẽ phải mang theo bên mình một ý thức có phong cách rất “luật” từ tư duy đến hành động. Sau đây là một số gợi ý về ý thức mà một sinh viên luật nên có:

1. Ý thức pháp luật

Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội trong đó có đời sống pháp luật. Như mọi hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội và có vai trò to lớn đối với đời sống pháp luật của xã hội. Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên là một vấn đề quan trọng quyết định đến việc thực hiện thành công nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Sinh viên là người chủ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt là đối với sinh viên luật, môi trường học tập đã tạo cơ hội tiếp xúc tìm hiểu và nghiên cứu về pháp luật tạo điều kiện cho một ý thức pháp luật vững chắc. Bởi vậy, đòi hỏi sinh viên phải có ý thức pháp luật cao, là động lực chính, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương của đất nước và góp phần vào việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

2. Ý thức học tập và phát triển bản thân

Đối với mỗi sinh viên học tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là con đường dẫn tới thành công trong tương lai. Ý thức học tập là quá trình bản thân tự nhận thức tư duy về vai trò lợi ích của việc học tập. Ý thức học tập được biểu hiện qua rất nhiều hình thức như mục tiêu phấn đấu, cách thức học tập.

Bên cạnh đó, phát triển bản thân về tư duy về ngoại hình, … cũng là vấn đề đáng được quan tâm và đòi hỏi trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay. Gắn liền với đó là sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất, nền tản bản thân có tốt thì mới thực hiện được những mục đích những ước mơ, gánh vát những trọng trách cao hơn.

3. Ứng xử văn hóa, văn minh

Là một sinh viên Luật, tiêu chí này nhằm định hướng tác phong, lối ứng xử văn hóa, văn minh trong và ngoài trường, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như ứng xử, cách trò chuyện giao tiếp ở trường, xếp hàng khi chờ thang máy, vứt rác đúng nơi quy định, từ đó xây dựng nên ý thức văn minh của mỗi sinh viên trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày.

4. Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng

Đối với một sinh viên nói chung tiêu chí này hướng tới nâng cao nhận thức, tinh thần sẻ chia, cũng như phát huy nhiệt huyết, sức trẻ của mỗi sinh viên Luật cho hoạt động cộng đồng thông qua những chiến dịch tình nguyện và từng hành động thiện nguyện nhỏ nhất. Từ những hoạt động và khuyến khích thúc đẩy từ môi trường nhà trường tạo cho sinh viên những nền tảng tình cảm và có ý thức trách nhiệm với xã hội với cộng đồng. Theo đó, sinh viên có những đóng góp nhất định đền ơn đáp nghĩa cho đất nước, chung tay xây dựng quốc gia giàu mạnh, sẵn lòng chia sẻ với tinh thần con rồng cháu tiên khi đất nước cần.

 

(có 1 đánh giá)
Nguyễn Phạm Nhựt Tân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.657 
Click vào đây để xem danh sách công việc Thực tập ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về công việc Thực tập ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách công việc Thực tập ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về công việc Thực tập ngành Luật