"Tạm khóa báo có" là gì mà một bước lên hot search?
Tạm khoá báo có được cho là từ khoá hot nhất tối ngày 19/09 sau khi bà chủ Đại Nam liên tục nhắc đến từ khoá này về vấn đề "sao kê" của Thuỷ Tiên và Công Vinh
Tối ngày 19/9 “Nữ streamer số 1 Việt Nam” đã lên sóng trở lại và gây xôn xao dư luận khi cảm ơn Vietcombank bởi văn bản "tạm khóa báo có", khẳng định cả ngân hàng và Thủy Tiên đều hợp pháp
Trong vòng tích tắc đồng hồ dân mạng đã bắt mạch ngay cụm từ “TẠM KHÓA BÁO CÓ” vậy thuật ngữ này là gì mà một bước “vụt sáng thành sao” ngay trong đêm.
Theo bà Phương Hằng giải thích thì đây là một cách "treo" tài khoản, tài khoản bị treo này vẫn nhận được tiền sau khi mở trở lại bình thường và trường hợp người khác chuyển vào tài khoản đang tạm khoá báo có thì vẫn chuyển được như bình thường.
Để hiểu rõ tường tận hơn thì chúng tôi sẽ mở một “lớp bổ túc” phổ cập kiến thức thuật ngữ ngân hàng cho quý dzị nha.
Tạm khóa báo có là gì?
Tạm khóa báo có là một nghiệp vụ ngân hàng cũng giống như sao kê tài khoản, tra cứu nợ trên CIC,… Những nghiệp vụ này được Ngân hàng Nhà nước quy định rất rõ ràng và chặt chẽ tại các văn bản quy định về thanh toán của hệ thống.
Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN quy định: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Và khi tài khoản khoá báo có, tài khoản này sẽ không thể nhận được tiền chuyển vào cho đến khi mở trở lại.
Chủ tài khoản "tạm khóa báo có" có nhận được tiền chuyển vào không?
Câu trả lời: Trước mắt là không nha mọi người vì khi tài khoản khoá báo có (khoá nhận tiền vào) thì sẽ không chuyển tiền vào được, tức là tài khoản sẽ không nhận được tiền.
Ví như trong thời gian tạm khoá tài khoản nếu có người không biết vẫn chuyển tiền vào thì ngân hàng sẽ hạch toán TREO các khoản này. Thông thường sau 2-3 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ), nếu tài khoản người nhận không mở lại và có yêu cầu của người chuyển tiếp tục ghi có thì tiền sẽ được trả về cho người gửi.
Tiền chỉ vào được tài khoản khi tài khoản được mở lại mà tiền chưa hoàn về người gửi và có yêu cầu của người chuyển tiền là đồng ý tiếp tục ghi có cho tài khoản đó.
-
Thông báo chính thức lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
Cập nhật 6 ngày trước -
Công ty trả lương, thưởng Tết Nguyên Đán 2024 trước 20 ngày có đúng không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Giảng viên là gì? Những việc làm giảng viên phổ biến hiện nay
Cập nhật 7 ngày trước -
Cộng tác viên (CTV) là gì? Làm CTV theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Cập nhật 6 ngày trước -
Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày trong 01 tháng?
Cập nhật 6 ngày trước -
Mỗi ca làm việc kéo dài tối đa bao nhiêu tiếng?
Cập nhật 5 ngày trước -
Thừa phát lại là ai? Những việc nào mà Thừa phát lại không được làm?
Cập nhật 4 ngày trước
-
04 Quy tắc chung về đạo đức hành nghề công chứng?
Cập nhật 15 giờ trước -
Người lao động trong thời gian thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?
Cập nhật 15 giờ trước -
Năm 2024, thời gian làm thêm giờ tối đa là bao nhiêu?
Cập nhật 15 giờ trước -
10 kỹ năng tập sự hành nghề công chứng cần phải đáp ứng từ 20/11/2023?
Cập nhật 1 ngày trước -
Công việc Thừa phát lại được làm và không được làm?
Cập nhật 1 ngày trước -
Pháp chế là gì? Nghề pháp chế và nhiệm vụ phòng pháp chế?
Cập nhật 1 ngày trước