Thi hành pháp luật là gì? So sánh giữa thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật?

Thi hành pháp luật là gì? Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật có gì giống và khác nhau? Trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật được phân cấp như thế nào? Câu hỏi của anh H (Hải Phòng).

Thi hành pháp luật là gì? Việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Hiện nay, Hiến pháp 2013 cũng như các văn bản liên quan không giải thích thế nào là thi hành pháp luật.

Tuy nhiên, thi hành pháp luật có thể được hiểu là các hành vi của chủ thể chủ động thực hiện hóa những quy định pháp luật được ban hành. Đây là một hành động mang tính chất bắt buộc và mỗi người đều phải thực hiện theo.

Việc theo dõi thi hành pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Khách quan, công khai, minh bạch.

- Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.

- Kết hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.

- Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.

Về mục đích của việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật là nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thi hành pháp luật là gì? So sánh giữa thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật?

Thi hành pháp luật là gì? So sánh giữa thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật? (Hình từ Internet)

Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định ra sao?

Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Điều 7 Nghị định 59/2012/NĐ-CP như sau:

Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung sau đây:

1. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

2. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật;

3. Tình hình tuân thủ pháp luật.

Theo đó, việc theo dõi thi hành pháp luật gồm những nội dung sau:

- Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật;

- Tình hình tuân thủ pháp luật.

So sánh giữa thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật? Giống nhau, khác nhau thế nào?

So sánh giữa thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật:

[1] Giống nhau:

- Chủ thể thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật đều là cá nhân hoặc tổ chức.

- Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật đều phải được thực hiện khi có yêu cầu hoặc có quy định điều chỉnh

[2] Khác nhau:

Tiêu chí        

Tuân thủ pháp luật

Thi hành pháp luật

Chủ thể thực hiện           

Các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền          

Mọi công dân

Tính chất     

Chủ động, tích cực 

Thụ động

Hình thức thực hiện   

Dưới dạng những quy phạm có tính bắt buộc  

Dưới dạng những quy phạm đã bị cấm

Mục đích      

Bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh           

Góp phần bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh

Vai trò           

Là bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật      

Là một hình thức thực hiện pháp luật

Trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật được phân cấp như thế nào?

Trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật được phân cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

+ Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

- Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

+ Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

+ Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

+ Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.166