Tiền công đức là gì? Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất?
Xin hỏi, tiền công đức là gì? Tiền công đức được thể hiện dưới những hình thức nào? Tiền công đức được quản lý như thế nào? Nghe nói đã có Thông tư mới quy định chi tiết về những vấn đề này. (Quang - Đồng Nai)
Tiền công đức là gì? Tiền công đức được thể hiện dưới những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2023/TT-BTC giải thích như sau:
“Tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức:
a) Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;
b) Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Theo đó, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức:
- Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;
- Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội thực hiện như thế nào (Hình từ internet)
Tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được quản lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo như sau:
“Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo
1. Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
2. Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.”
Đồng thời, Điều 11 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng như sau:
“Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.”
Theo các quy định trên, người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
Quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân như sau:
“Quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thuộc sở hữu tư nhân
Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.”
Theo đó, chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, việc quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng được hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 04/2023/TT-BTC.
Và quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích giao cho Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng được hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư 04/2023/TT-BTC.
Lưu ý: Thông tư 04/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 19/03/2023.
Tags:
tiền công đức quản lý tiền công đức cơ sở tôn giáo cơ sở tín ngưỡng lễ hội đơn vị sự nghiệp công lập-
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất 2024?
Cập nhật 21 giờ trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 100 công chức năm 2024
Cập nhật 1 ngày trước -
TPHCM tuyển dụng 19 công chức, viên chức theo Nghị định 140
Cập nhật 1 ngày trước -
Khối C gồm những ngành nào? Khối C gồm môn học nào? Khối C làm nghề gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng là gì? Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên pháp chế ngân hàng
Cập nhật 1 ngày trước -
Inc là gì? Sự khác nhau giữa Corp và Inc
Cập nhật 1 ngày trước -
Khám phá cách viết email xin thực tập cho sinh viên chi tiết nhất
Cập nhật 1 ngày trước
-
Tặng bánh trung thu cho nhân viên có tính thuế TNCN không?
Cập nhật 16 giờ trước -
Tốt nghiệp Cử nhân Luật có làm điều tra viên hình sự được không?
Cập nhật 22 giờ trước -
Cử nhân Luật vừa ra trường có được làm hòa giải viên thương mại không?
Cập nhật 21 giờ trước -
Sinh hoạt công dân đầu khóa trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Cập nhật 1 ngày trước -
Học thạc sĩ Luật có quan trọng không? Điều kiện học thạc sĩ Luật năm 2024 là gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Những trường Đại học có xét tuyển khối C năm 2024?
Cập nhật 2 ngày trước