Trong dịp Tết, chế độ ăn ở đối với phạm nhân có khác tiêu chuẩn ăn ngày thường không? Tiêu chuẩn định lượng trong chế độ ăn đối với phạm nhân như thế nào?
Cho tôi hỏi chế độ ăn ở đối với phạm nhân trong dịp Tết có khác tiêu chuẩn ăn ngày thường không? Phạm nhân được sử dụng tiền của mình để ăn thêm không? Tiêu chuẩn định lượng trong chế độ ăn đối với phạm nhân như thế nào? (Duy Khánh - Tp. Hồ Chí Minh)
Trong dịp Tết, chế độ ăn đối với phạm nhân có khác tiêu chuẩn ăn ngày thường không? Phạm nhân được sử dụng tiền của mình để ăn thêm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ ăn, ở đối với phạm nhân như sau:
“Chế độ ăn, ở đối với phạm nhân
1. Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
2. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân.
3. Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Bếp ăn cho phạm nhân được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn.
...”
Theo đó, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Ngoài tiêu chuẩn ăn được quy định trên, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ.
Như vậy, trong dịp Tết, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Và phạm nhân được sử dụng tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân.
Chế độ ăn, ở của phạm nhân trong dịp Tết được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn định lượng trong chế độ ăn đối với phạm nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về chế độ ăn đối với phạm nhân như sau:
“Chế độ ăn đối với phạm nhân
1. Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
a) 17 kg gạo tẻ;
b) 15 kg rau xanh;
c) 01 kg thịt lợn;
d) 01 kg cá;
đ) 0,5 kg đường;
e) 0,75 lít nước mắm;
g) 0,2 lít dầu ăn;
h) 0,1 kg bột ngọt;
i) 0,5 kg muối;
k) Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
l) Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của phạm nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Phạm nhân lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
2. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ.
3. Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống vệ sinh, an toàn thực phẩm.
...”
Như vậy, phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
- 17 kg gạo tẻ;
- 15 kg rau xanh;
- 01 kg thịt lợn;
- 01 kg cá;
- 0,5 kg đường;
- 0,75 lít nước mắm;
- 0,2 lít dầu ăn;
- 0,1 kg bột ngọt;
- 0,5 kg muối;
- Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
- Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
Chế độ ở đối với phạm nhân trong dịp Tết như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ ăn, ở đối với phạm nhân như sau:
“Chế độ ăn, ở đối với phạm nhân
...
4. Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ phạm nhân đang bị giam riêng theo quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 2 và khoản 3 Điều 30 của Luật này. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 m2. Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 m2.”
Theo quy định trên, chế độ ở đối với phạm nhân trong dịp Tết cũng như ngày bình thường, phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ các trường hợp sau phạm nhân đang bị giam riêng:
- Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
- Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.
Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 m2. Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 m2.
-
Mẫu đơn xin thôi việc/ nghỉ việc chuyên nghiệp nhất 2022
Cập nhật 5 ngày trước -
Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Những điều nên và không nên
Cập nhật 5 ngày trước -
Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm?
Cập nhật 2 ngày trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 4 ngày trước -
5 sai lầm thường gặp của sinh viên mới ra trường khi đi xin việc
Cập nhật 3 ngày trước -
Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên pháp chế mới nhất
Cập nhật 5 ngày trước -
Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp lý: Những điều cần biết
Cập nhật 5 ngày trước
-
Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm?
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu đơn xin việc viết tay mới nhất hiện nay? Đơn xin việc viết tay được không?
Cập nhật 2 ngày trước -
Phiếu thông tin về người tìm việc làm có bắt buộc khi đi xin việc không?
Cập nhật 3 ngày trước -
5 sai lầm thường gặp của sinh viên mới ra trường khi đi xin việc
Cập nhật 3 ngày trước -
Công việc bán thời gian là gì? Một số lưu ý với người lao động về việc làm bán thời gian
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu Đơn xin việc mới nhất? Hướng dẫn viết đơn xin việc trong hồ sơ xin việc chuẩn, gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng?
Cập nhật 4 ngày trước