Công việc chính của Thực tập sinh Pháp lý
Thực tập sinh pháp lý khi thực tập tại các tổ chức như công ty, văn phòng luật,.. thì phải đảm bảo các yêu cầu và thực hiện các công việc như thế nào?

1. Thực tập sinh pháp lý là ai?
Thực tập sinh pháp lý là tên gọi dành cho các bạn sinh viên luật khi tham gia thực tập tại các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực pháp lý như công ty luật, phòng pháp chế của một công ty, văn phòng luật sư,...
2. Công việc chính của thực tập sinh pháp lý
Công việc của một thực tập sinh pháp lý về cơ bản cũng thực hiện các công việc giống nhân viên chính thức nhưng phần nhiều thiên về hướng hỗ trợ cũng như có sự giám sát hướng dẫn của người phụ trách để rà soát lại công việc và tránh sai sót nghiêm trọng đáng có.
- Hỗ trợ soạn thảo, kiểm tra, kiểm soát về mặt pháp lý các văn bản, công văn, hợp đồng của công ty.
- Kiểm tra, soạn thảo hồ sơ pháp lý theo yêu cầu dưới sự giám sát của người hướng dẫn,
- Hỗ trợ, giúp đỡ các phòng ban về khía cạnh pháp lý.
- Nghiên cứu quy định pháp luật, hệ thống hóa các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của công ty.
- Hỗ trợ tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan pháp lý.
- Các công việc khác được giao theo sự chỉ đạo của cấp trên.
3. Yêu cầu đối với thực tập sinh pháp lý
Những yêu cầu cơ bản cần có
- Sinh viên đại học, cao đẳng đang theo học ngành luật các trường đào tạo luật.
- Trình độ năm 3 - năm 4 đại học hoặc mới ra trường có nhu cầu thực tập tại vị trí này để kiếm kinh nghiệm.
Yêu cầu thêm
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, chịu khó học hỏi, có tinh thần trách nhiệm.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Thành thạo word, excel.
- Nhiều công ty còn yêu cầu sinh viên thực tập có laptop cá nhân, xe máy riêng.
Công việc chính của Thực tập sinh Pháp lý là gì? (Hình từ Internet)
4. Những phúc lợi mà thực tập sinh có thể được hưởng
- Thực tập sinh sẽ nhận được mức lương, khoản hỗ trợ tùy vào công ty tuyển dụng.
- Công việc thực tập sinh pháp lý là bước đệm hoàn hảo để sinh viên hoàn thiện kỹ năng và kiến thức hành nghề.
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, cộng tác mở rộng mối quan hệ đồng nghiệp, học hỏi từ người hướng dẫn để bổ sung kiến thức cho công việc sau này.
- Các công ty luôn tạo điều kiện cho thực tập sinh ưu tú có cơ hội trở thành nhân viên chính thức hoặc gửi thư giới thiệu với các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.
5. Thực tập sinh pháp lý có được trả lương?
Thực tập sinh sẽ nhận được các khoản phụ cấp, tiền lương thực tập trong một số trường hợp như sau:
- Ngành nghề, lĩnh vực đặc thù: CNTT, dịch vụ, viết lách, dịch thuật, kinh doanh, digital marketing…
- Đáp ứng được các yêu cầu về thời gian, hình thức làm việc của nhà tuyển dụng: Một số công ty trả lương cho thực tập sinh toàn thời gian, trong khi không trả lương cho thực tập sinh làm nửa ngày chẳng hạn.
- Thực tập sinh có trình độ, kỹ năng: Các thực tập sinh có kết quả học tập tốt hoặc đang làm nghề khác muốn chuyển sang lĩnh vực mới, có sẵn các kỹ năng chuyển đổi.
- Thực hiện các công việc, nhiệm vụ đạt yêu cầu: Đôi khi, giai đoạn đầu của quá trình thực tập bạn có thể không được trả lương nhưng nếu sau đó thể hiện tốt, đóng góp cho công ty thì sẽ nhận được phụ cấp hoặc lương hàng tháng.
Như vậy, nếu thuộc một trong số các trường hợp nêu trên thì thực tập sinh hoàn toàn có thể nhận mức lương tương xứng tại cơ sở mà mình thực tập.
Trên đây là những chia sẻ về công việc chính của vị trí thực tập sinh pháp lý. Chuyên ngành luật dĩ nhiên có rất nhiều vị trí công việc để các bạn sinh viên tìm hiểu lựa chọn thực tập phù hợp với khả năng định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.
Tags:
Thực tập sinh Pháp lý Thực tập sinh Pháp lý Công việc chuyên ngành luật sinh viên luật Quốc Đạt-
Làm thế nào để thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức?
Cập nhật 3 tháng trước -
Trượt phỏng vấn thực tập sinh, nguyên nhân từ đâu?
Cập nhật 1 năm trước -
Yêu cầu cần có của Thực tập sinh nhân sự
Cập nhật 1 năm trước -
Kỹ năng cần có của một Thực tập sinh nhân sự
Cập nhật 2 năm trước -
Thực tập sinh tài chính là gì?
Cập nhật 2 năm trước -
Thực tập sinh Marketing là gì?
Cập nhật 2 năm trước
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 9 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 9 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước