Hướng dẫn cách kiểm tra chậm đóng bảo hiểm xã hội qua VssID mới nhất 2023?
Những đối tượng lao động nào phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc và cách để kiểm tra chậm đóng bảo hiểm xã hội dành cho người lao động thông qua ứng dụng VssID? Thẩm quyền thu tiền đóng bảo hiểm xã hội được quy định ra sao? câu hỏi của anh N (Huế).
Hướng dẫn cách kiểm tra chậm đóng bảo hiểm xã hội qua ứng dụng VssID mới nhất 2023?
Tại Công văn 3717/BHXH-CNTT năm 2020 có giải thích VssID hay Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.
Theo đó, việc kiểm tra chậm đóng bảo hiểm xã hội qua ứng dụng VssID được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VssID bằng cách nhập tên tài khoản đồng thời là mã Bảo hiểm xã hội và mật khẩu.
Bước 2: Tại giao diện quản lý cá nhân chọn quá trình tham gia và nhận kết quả.
Bước 3: Xem thông tin quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
Xem thông tin quá trình đóng bảo hiểm xã hội gồm có:
- Tổng thời gian tham gia BHXH.
- Tổng thời gian chậm đóng.
- Chi tiết từng giai đoạn đóng và mức lương đóng Bảo hiểm xã hội tương ứng: Bấm vào biểu tượng con mắt để xem thông tin về mức lương đóng Bảo hiểm xã hội, thời gian tham gia, quyền lợi...
Như vậy, bằng cách này thì người lao động có thể kiểm tra xem mình có đang trong tình trạng chậm đóng BHXH và thời gian chậm đóng là bao lâu.
Hướng dẫn cách kiểm tra chậm đóng bảo hiểm xã hội qua VssID mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định như thế nào?
Việc phân cấp thẩm quyền thu tiền đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 3 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020), cụ thể như sau:
(1) Bảo hiểm xã hội Huyện
- Thu tiền đóng Bảo hiểm xã hội của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- Thu tiền đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người tham gia BHXH cư trú trên địa bàn huyện.
(2) Bảo hiểm xã hội Tỉnh
- Thu tiền đóng Bảo hiểm xã hội của các đơn vị chưa phân cấp cho BHXH huyện.
- Thu tiền đóng BHXH tự nguyện của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn tỉnh.
Người lao động thuộc nhóm nào phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Như vậy, người lao động thuộc một trong hai nhóm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tags:
bảo hiểm xã hội ứng dụng vssid đóng bảo hiểm bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội-
Làm việc tại nhà thì có được ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 2 tháng trước -
Mức đóng bảo hiểm khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ 01/7/2024?
Cập nhật 3 tháng trước -
Không đóng BHXH có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Cập nhật 5 tháng trước -
Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần online được thực hiện thế nào?
Cập nhật 5 tháng trước -
KPI là gì? Doanh nghiệp có được trừ lương người lao động khi không đạt KPI không?
Cập nhật 7 tháng trước -
Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc theo hợp đồng nào?
Cập nhật 7 tháng trước
-
Thực trạng nguồn lao động ở tỉnh Nghệ An
Cập nhật 2 ngày trước -
Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm?
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu biên bản bàn giao công việc mới nhất 2022
Cập nhật 2 ngày trước -
Lời chúc cho Luật sư nhân ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10
Cập nhật 1 ngày trước -
5 sai lầm thường gặp của sinh viên mới ra trường khi đi xin việc
Cập nhật 3 ngày trước -
Mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất dành cho người lao động? Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc?
Cập nhật 3 ngày trước -
Mẫu đơn xin việc viết tay mới nhất hiện nay? Đơn xin việc viết tay được không?
Cập nhật 3 ngày trước
-
Bổ nhiệm luật sư: Thống nhất bổ sung tiêu chuẩn có bản lĩnh chính trị vững vàng?
Cập nhật 13 giờ trước -
Mẫu lập kế hoạch học tập cá nhân là gì? Hướng dẫn cách lập kế hoạch học tập cá nhân hiệu quả?
Cập nhật 13 giờ trước -
Lời chúc cho Luật sư nhân ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu Biên bản bàn giao công việc mới nhất? Biên bản bàn giao công việc cần có những thông tin gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Biên tập viên là gì? Biên tập viên trong lĩnh vực xuất bản có cần phải hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản không?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm?
Cập nhật 7 ngày trước