05 chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

(có 1 đánh giá)

Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động được hưởng những chế độ nào? Người lao động thuộc nhóm nào phải tham gia loại bảo hiểm này? Mức đóng bảo hiểm xã hội quy định ra sao? câu hỏi của anh N (Gia Lai).

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Những chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia loại bảo hiểm này?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có giải thích:

"Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội."

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 giải thích: "Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia."

Đồng thời tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đề cập về các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Theo quy định trên thì bảo hiểm xã hội bắt buộc có 05 chế độ sau:

- Ốm đau;

- Thai sản;

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Hưu trí;

- Tử tuất.

05 chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

05 chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? (Hình từ Internet)

Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những nhóm nào?

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động thuộc những nhóm sau là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Lưu ý: Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Mức đóng bảo hiểm xã hội và cơ sở dùng để xác định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Mức đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Người lao động đóng 8% (8% quỹ HT-TT; 0% quỹ ÔĐ-TS; 0% quỹ TNLĐ-BNN)

- Người sử dụng lao động đóng 17,5% (14% quỹ HT-TT; 3% quỹ ÔĐ-TS; 0,5% quỹ TNLĐ-BNN)

Đồng thời tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có đề cập về cơ sở để xác định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.189 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật