Người lao động có thể từ chối cung cấp thông tin mà công ty yêu cầu không?

(có 1 đánh giá)

Trong quá trình giao kết hợp đồng, người lao động có quyền từ chối cung cấp thông tin khi công ty yêu cầu hay không? Những hành vi nào mà công ty không được phép thực hiện khi giao kết hợp đồng lao động? câu hỏi của chị M (Huế).

Người lao động có thể từ chối cung cấp thông tin mà công ty yêu cầu khi giao kết hợp đồng không?

Theo Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.

2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Theo quy định này, khi giao kết hợp đồng lao động người lao động cần cung cấp những thông tin sau cho công ty:

(1) Họ tên;

(2) Ngày tháng năm sinh;

(3) Giới tính;

(4) Nơi cư trú;

(5) Trình độ học vấn;

(6) Trình độ kỹ năng nghề;

(7) Xác nhận tình trạng sức khỏe;

(8) Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động.

Như vậy, nếu công ty yêu cầu người lao động cung cấp thông tin không thuộc 08 trường hợp kể trên thì người lao động có quyền từ chối cung cấp thông tin cho công ty.

Người lao động có thể từ chối cung cấp thông tin mà công ty yêu cầu không?

Người lao động có thể từ chối cung cấp thông tin mà công ty yêu cầu không? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc phải hình thức giao kết hợp đồng giữa người lao động và công ty được quy định ra sao?

Nguyên tắc phải hình thức giao kết hợp đồng giữa người lao động và công ty được quy định Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Theo đó, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ các trường hợp sau:

- Công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;

- Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi;

- Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình

Những hành vi nào mà công ty không được phép thực hiện khi giao kết hợp đồng lao động?

Những hành vi nào mà công ty không được phép thực hiện khi giao kết hợp đồng lao động được quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Theo đó, khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động công ty không được làm các việc sau:

- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Quyền của người lao động được quy định ra sao?

Quyền của người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

...

(có 1 đánh giá)
Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.188