Tại sao nên xây dựng thương hiệu cá nhân ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường?

(có 2 đánh giá)

Trong một xã hội mà bất kỳ ai cũng đang có một thương hiệu riêng gắn với họ, bạn đã từng nghĩ tới việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình hay chưa? Nhưng tại sao lại phải xây dựng thương hiệu cá nhân? Câu hỏi của anh Huy Hoàng - Đăklăk

Trong một xã hội mà bất kỳ ai cũng đang có một thương hiệu riêng gắn với họ, bạn đã từng nghĩ tới việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình hay chưa? Nhưng tại sao lại phải xây dựng thương hiệu cá nhân?

https://lh4.googleusercontent.com/ArC9qNWN3DVoBSP-iFK4tpGD6Fhee9sxBbsWApF87NcmW36pwGMs_b6PRbAgquaXuoTWSemqZBsvz7cuGI2AppUzN0bRO9rLhE8uFJ1BTF9gAWWuB2FEbdpxFOSVDHgj_IniyfJt3W1t0SEM

Tại sao nên xây dựng thương hiệu cá nhân ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường? (Hình từ internet)

Ngày nay, xây dựng thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp.Vì vậy khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn trẻ sinh viên nên xây dựng cho mình một hồ sơ, tạo cho mình một thương hiệu cá nhân bởi những lợi ích mà nó mang lại cho công việc, cuộc sống của chúng ta khi chuẩn bị bước vào thị trường lao động. Việc sở hữu một thương hiệu cá nhân vững mạnh là một điều mà rất nhiều người mong muốn. Nếu bạn băn khoăn tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân thì bài viết này sẽ là lời là câu trả lời cho bạn.

1. Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân là thứ phản ánh năng lực, giá trị cốt lõi, chuyên môn, các thành tích… mà một cá nhân tạo dựng được trong quá trình học tập, làm việc với những người xung quanh.

Thương hiệu cá nhân được dùng để phân biệt cá nhân đó với những người xung quanh thông qua việc tổng hợp tất cả những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà con người ta nhìn nhận về một cá nhân nào đó.

2. Tại sao nên xây dựng thương hiệu cá nhân?

Việc xây dựng thương hiệu cá nhân tốt mang đến cho bạn rất nhiều lợi thế trên thị trường cạnh tranh. Khi tham gia vào các tổ chức hay doanh nghiệp, nếu sở hữu thương hiệu cá nhân tốt sẽ giúp cho bạn được đánh giá cao hơn. Vì vậy xây dựng thương hiệu cá nhân đem lại những lợi ích sau:

- Tạo nên sự khác biệt: Thương hiệu cá nhân chính trở thành một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với các đồng nghiệp hay các đối thủ cạnh tranh khác. Thương hiệu cá nhân giúp cho người khác thấy được điểm nổi bật về bạn, điểm khác biệt giữa bạn và họ.

- Nâng cao giá trị bản thân: Khi xây dựng được hình ảnh, thương hiệu cá nhân thành công sẽ tạo được ấn tượng trong mắt người khác. Điều này giúp nâng cao giá trị bản thân, mang đến cho bạn những cơ hội trong kinh doanh và thăng tiến trong công việc.

- Mang lại nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn: Xây dựng được thương hiệu cá nhân tốt, bạn sẽ có cơ hội có công việc ổn định, tốt hơn, thu nhập tăng hơn hoặc có thể giúp bạn mở rộng được lĩnh vực kinh doanh… Và mục tiêu cuối cùng, dài hạn sau khi tạo dựng được thương hiệu cá nhân chính là sự phát triển bền vững và nguồn lợi nhuận tốt.

- Tạo lợi thế trong thị trường lao động: Nhiều công ty, doanh nghiệp luôn chào đón, tìm kiếm nhân tài ngay cả trước khi họ tốt nghiệp. Họ luôn tìm kiếm trên các trang mạng, hoặc thuê các công ty săn đầu người để tìm thấy được những ứng viên triển vọng nhất. Việc tạo cho mình một thương hiệu cá nhân, bạn sẽ tăng cơ hội được các nhà tuyển dụng tìm thấy.

- Tăng cơ hội việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp đại học: Nếu xây dựng thương hiệu cá nhân tốt và được các công ty tiếp cận ngay từ những năm cuối, bạn sẽ nâng cao khả năng được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp, trong khi bạn bè xung quanh đang phải đi rải hồ sơ ở khắp nơi.

- Các mối quan hệ cá nhân được mở rộng: Thương hiệu cá nhân không chỉ giúp bạn thể hiện bản thân mà còn là một phương tiện để bạn có thể kết nối với những người xung quanh và mở rộng mối quan hệ. Thông qua đó bạn sẽ có thêm những người bạn có cùng quan điểm sống hay sở thích giống bạn để dễ dàng trò chuyện, chia sẻ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội kết nối với các doanh nghiệp, đối tác để hợp tác và phát triển kinh doanh.

- Không “vỡ mộng” sau khi ra trường: Nhiều người trẻ bị "vỡ mộng" khi những gì diễn ra ở thị trường lao động thực tế không hề giống với thứ mà họ tưởng tượng hay từng nghe kể. Chờ đến lúc tốt nghiệp rồi mới tìm việc không phải là ý tưởng hay. Tốt hơn, bạn nên bắt đầu tìm việc từ vài tháng trước, rèn luyện kỹ năng phỏng vấn để sẵn sàng gặp mặt các nhà tuyển dụng.

(có 2 đánh giá)
Nguyễn Ngọc Quế Anh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.411